21/02/2017
Trong nhiều năm qua, một số người dân bày bán (đổi) tiền mệnh giá nhỏ công khai tại các khu vực đền, can dien tu chùa, lễ hội để hưởng chênh lệch. Do đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Công an phối hợp xử lý nạn kinh doanh đổi tiền.
Nhà điều hành cho biết, nhu cầu tiền mới còn nguyên serie mệnh giá nhỏ, chưa sử dụng trong dịp Tết tăng cao chính là áp lực rất lớn đối với cơ quan này. Khảo sát của cơ quan này cũng cho thấy, tiền lẻ được sử dụng không hợp lý ở một số đền, chùa, lễ hội, nơi thờ tự, đặt một cách tùy tiện, tạo hình ảnh phản cảm, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của di tích và làm xấu đi hình ảnh đồng tiền Việt Nam.
Trong khi đó, lượng tiền lẻ được đưa vào lưu thông rất ít và sử dụng không đúng chức năng gây ra lãng phí lớn trong khâu in ấn, phát hành, kiểm đếm, phân loại, vận chuyển, bảo quản.
Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, sua chua can 2013 là năm chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp tái cấu trúc bộ máy nhân sự. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều lao động thất nghiệp, kể cả người có trình độ chuyên môn.
Cả năm nay, các công ty ở thành phố giảm hơn 14% chỉ tiêu tuyển dụng so với năm ngoái và chỉ ưu tiên mời gọi lao động chất lượng cao. Nhưng cũng chỉ 30% nhân sự có chuyên môn tốt đáp ứng yêu cầu của đơn vị tuyển dụng, thể hiện rõ nhất ở nhóm ngành tài chính ngân hàng, thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, bưu chính viễn thông.
Ông Trần Anh Tuấn, loadcell keli Phó giám đốc thường trực Trung tâm cho biết, nhu cầu tuyển dụng năm 2013 của ngành tài chính ngân hàng giảm 32,34% so với cùng kỳ, trong khi nhu cầu tìm việc không giảm đã tạo cạnh tranh gay gắt giữa các ứng viên.
"Nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục tuyển dụng mới nhân sự nhưng chỉ ưu tiên những người có chuyên môn giỏi", ông nhận định. Nhiều doanh nghiệp đang khát nhân lực trình độ trên đại học trong các nhóm ngành khoa học tự nhiên và kinh tế tài chính, khi nhu cầu tuyển dụng tăng tới 71,71% so năm 2012.
Tài chính ngân hàng là công việc ao ước mà nhiều học sinh phổ thông trung học muốn theo học. Ảnh:Phương Nga |
Hiện tài chính ngân hàng nằm trong 10 ngành nghề có nhu cầu tìm việc cao nhất TP HCM, khoảng 60% sinh viên ngành ra trường khó tìm được việc và phải làm nghề khác. Thế nhưng, đây lại là lĩnh vực ao ước của nhiều học sinh phổ thông trung học, khi có tới 30,43% học sinh ở TP HCM có nhu cầu chọn khối ngành kinh tế tài chính trong năm nay.
Năm 2013, nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng trên địa bàn thành phố khoảng 5.000 người, trong đó 50% chỉ tiêu tuyển dụng ưu tiên sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, nhưng yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm.
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM tổng hợp nhu cầu nhân lực của 17.677 doanh nghiệp với 232.398 chỗ làm việc, trong đó 105.000 chỗ làm việc mới, khoảng 40.000 nhu cầu lao động thời vụ.
Thống kê của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM cho thấy hàng loạt doanh nghiệp tìm kiếm nhân viên kinh doanh - bán hàng - marketing - quan hệ công chúng thời gian qua, đẩy nhu cầu tuyển dụng của nhóm này lên cao nhất trong tổng các ngành nghề ở thành phố năm 2013 (chiếm 30,2%). Nhu cầu lao động thời vụ càng tăng cao trong giai đoạn cuối năm.
Cần bổ sung nhiều nhân sự nhưng lượng ứng viên đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng trong lĩnh vực này hạn chế. Các chức danh quản lý thường ưu tiên cho nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ năng. Trong khi nguồn cung lao động phổ thông kém dồi dào. Theo nhận định của Trung tâm, tình trạng thiếu hụt lao động phổ thông không còn phổ biến như những năm trước, bởi các doanh nghiệp chú trọng nâng cao tiền lương, thu nhập để ổn định lực lượng, hạn chế tình trạng nhảy việc. Điều này dẫn tới nghịch lý vừa thừa vừa thiếu nhân lực, khi thống kê cho thấy đây cũng là ngành có nhu cầu tìm việc cao thứ 2 ở TP HCM năm nay, chỉ sau kế toán.
Nhân viên kinh doanh - bán hàng - marketing - quan hệ công chúng có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất ở TP HCM năm nay. |
Công nghệ thông tin cũng thuộc diện cần bổ sung nhiều lao động, tập trung ở trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, tester, nhân viên phát triển phần mềm, thiết kế lập trình web, lập trình mobile. Tuy nhiên, nguồn cung chỉ đáp ứng 61%.
Sự chênh lệch lớn về cung cầu còn diễn ra ở ngành cơ khí. Đây là một trong những ngành có nhu cầu tuyển tăng mạnh so với năm 2012. Nhiều doanh nghiệp cần công nhân kỹ thuật, lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, nhưng mới đáp ứng khoảng 55% ở trình độ từ trung cấp đến đại học. Các công ty luôn trong tình trạng không tuyển đủ người, dù đã đặt hàng đào tạo và không yêu cầu quá cao về tay nghề, trình độ …
Khảo sát cho thấy, nhu cầu tuyển dụng năm 2013 tại TP HCM giảm 14,26% so với 2012 ở tất cả các ngành nghề và mọi trình độ do tình hình kinh tế khó khăn. Ngành dệt may - da giày thường xuyên thiếu hụt, biến động lao động nhưng không còn tuyển nhiều như mọi năm mà chủ yếu tập trung ổn định đội ngũ đang làm việc.
Mức lương mong muốn của người lao động phổ biến 5-15 triệu đồng một tháng. Khu vực thương mại, dịch vụ luôn có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn cao nhiều nhất. Trong khi đó, kỹ năng mềm là trở ngại lớn với những sinh viên mới ra trường.
Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM đã ghi nhận thực tế tại 17.677 doanh nghiệp, với 232.398 chỗ làm việc và 28.457 người có nhu cầu học nghề, tìm việc làm.
0 nhận xét