21/02/2017
Do áp thấp nhiệt đới tiến vào đất liền, từ sáng sớm, tại khu vục cầu chữ Y, quận 5 nước ngập sâu hơn nửa bánh xe. Hàng loạt xe chết máy, nhiều em ngã nhào giữa biển nước mênh mông.
Tại khu vực trung tâm thành phố, các tuyến đường Nguyễn Khắc Nhu, Cô Giang, Cô Bắc... cũng chìm trong nước. "Sống ở quận 1 đã lâu, tôi ít thấy khu trung tâm lại ngập nặng như lần này, vất vả lắm tôi mới đưa được con đến trường", anh Trần Văn Tuấn nói.
Trong khi đó, "con đường đau khổ" Hòa Bình (quận 11) can dien tu có đoạn ngập gần 1 m; đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) và Phan văn Hớn (quận 12) cũng trở thành sông.
Theo cơ quan chức năng, lượng mưa đo được sáng nay là 110 mm, trong khi triều cường đạt mức 1,62 m.
Sáng 7/11, tại làng chài Bình Châu, loadcell huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, đi đến đâu cũng nghe người dân bàn tán xôn xao về chuyện 14 sua chua can ngư dân đi trên tàu của ông Trần Tiến Dũng biệt tung tích đã hơn 3 tuần qua. Trong số các ngư dân xuất bến vào ngày 5/9 từ cảng Sa Kỳ đi hành nghề lặn ở quần đảo Trường Sa, có 9 ngư dân ở xã Bình Châu, 5 người còn lại ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.
Bà Mai (vợ thuyền trưởng Dũng) thẫn thờ mong ngóng chồng và hai con trai hiện mất tích. Ảnh: Trí Tín. |
Ngồi thẫn thờ nơi góc nhà, bà Lê Thị Mai, vợ thuyền trưởng Dũng cho biết, hơn 20 năm "đi bạn" (làm thuê cho các chủ tàu cá), chồng bà mới có thể tích góp, vay mượn để đóng được con tàu công suất lớn trị giá hơn 2,5 tỷ đồng. Vừa mới ra khơi Trường Sa chuyến đầu tiên, trên đường trở về đất liền tránh bão thì cả ông và thuyền mất tích cho đến nay.
Bà Mai kể, lúc 7h ngày 13/10, ông Dũng điện về thông báo khu vực tàu cá đang có sóng to, gió lớn. Ông còn bảo sau 37 ngày đánh bắt, khoang tàu đã đầy ắp thủy sản và đang trên đường về quê. Khoảng 2 tiếng sau, bà thấy rất sốt ruột nên gọi cho chồng thì không thể liên lạc được. Ngoài chồng, trên con tàu ấy còn có hai con trai của bà là Trần Văn Tiến (23 tuổi) và Trần văn Liên (20 tuổi).
"Lúc đầu tôi tự trấn an, cho rằng có thể chồng con cùng các ngư dân đã tìm nơi nào đó tránh bão vài ngày rồi trở về. Nhưng sau hơn 20 ngày mỏi mòn chờ đợi, giờ tôi đã tuyệt vọng. Tôi mới gửi đơn cầu cứu cơ quan chức năng giúp đỡ tìm kiếm mọi người", bà Mai mếu máo nói.
Hai vợ chồng ông Phạm Ngọc (cha mẹ của ngư dân Lệ) bật khóc khi nhắc đến con trai. Ảnh: Trí Tín. |
Tại gia đình ông Phạm Ngọc ở thôn Phú Qúy, xã Bình Châu, khi vừa nhắc tới anh Lệ, vợ chồng người đàn ông 57 tuổi này bật khóc. Ông kể, gia đình ông có hai con trai. Người con lớn trong lúc hành nghề lặn ở vùng biển Hoàng Sa thì gặp nạn, bị teo cơ nên giờ phải đi bằng nạng. Còn anh Lệ thì giờ biệt tăm tin tức sau hơn 2 tháng ra khơi.
"Thấy anh em ngư dân đánh bắt xa bờ trở về nghỉ mùa biển động từ nhiều tuần trước mà ruột gan vợ chồng tôi như có lửa đốt. Trước chuyến biển này, hai vợ chồng hứa sau khi nó trở về sẽ đi hỏi vợ cho nó. Vậy mà giờ không biết nó sống chết ra sao", ông Ngọc lại nấc nghẹn.
Cùng tâm trạng lo âu, đau khổ, những gia đình có người thân đi trên con tàu mất tích những ngày qua đã khô nước mắt. Phập phồng trước số phận mong manh của chồng, chị Bùi Thị Vĩnh ở thôn Châu Thuận Nông, xã Bình Châu cho biết, tích góp hàng năm trời, vợ chồng chị mới xây được căn nhà cấp 4.
"Trước khi ra khơi, chồng tôi bảo cố gắng làm, sau chuyến biển này sẽ gom góp trả hết nợ tiền làm nhà. Cầu trời phù hộ cho anh cùng các ngư dân thoát nạn trở về, chứ lỡ có bề gì tôi và 3 con nhỏ không biết sẽ sống ra sao", chị Vĩnh nói, đôi mắt đỏ hoe.
Chị Vĩnh thắc thỏm lo âu cho số phận mong manh của chồng là ngư dân Võ Văn Sơn giữa biển khơi. Ảnh: Trí Tín. |
Sau khi nhận được đơn cầu cứu từ các gia đình ngư dân, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi Phan Văn Ơn cho biết đã gửi văn bản kiến nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực 2, Đài Thông tin Duyên hải Đà Nẵng... yêu cầu các đơn vị liên quan phát thông tin hàng hải tìm kiếm cứu nạn 14 ngư dân mất tích.
Bà Nguyễn Thị Thành, Trưởng Phòng giáo dục & đào tạo huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) cho biết, sáng 7/11, chính quyền địa phương đã huy động nhiều canô cùng hơn 100 cán bộ chiến sĩ công an, bộ đội để tìm kiếm thầy giáo Võ Văn Tùng, Hiệu trưởng trường THCS Sơn Bao, bị lũ cuốn mất tích từ chiều tối qua.
"Dự lễ kết nạp Đảng cho một số giáo viên của trường, thầy Tùng về nhà trong cơn mưa lớn đã sụp xuống cống thoát nước chảy xiết ra dòng sông Rin. Suốt từ đêm qua đến giờ nhiều giáo viên các trường học trên địa bàn huyện cũng tham gia tìm kiếm thầy Tùng dọc hai bên bờ sông Rin", bà Thành nói.
Mưa lớn kéo dài khiến mực nước lũ dâng cao ở khu vực đầu nguồn các dòng sông, suối ở Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín. |
Trong khi đó, tối qua, anh Nguyễn Đức Cảnh, công nhân Công ty Sông Đà, trong lúc thi công hầm phụ số 2 dự án thủy điện Đăkđrinh, do sạt lở đất đã sa chân rơi xuống dòng suối Huy Măng và bị lũ lớn cuốn trôi. Ông Võ Thìn, Chánh Văn phòng UBND huyện miền núi Sơn Tây cho biết, gần 100 người được huy động để tìm kiếm từ tối qua đến giờ nhưng vẫn chưa thấy dấu vết của anh Cảnh.
Theo ông Thìn, hai ngày qua, mưa lớn liên tục trút xuống khiến mực nước lũ trên các sông suối dâng cao gây ngập sâu trường Dân tộc Nội trú, Trung tâm y tế huyện Sơn Tây. Một số hộ dân sống dọc hai bên suối Huy Măng có nguy cơ bị sạt lở buộc phải di dời đến vùng cao an toàn. Mưa lớn kéo dài cũng gây sạt lở 5 ngôi nhà, nhiều tuyến đường liên xã bị tắc nghẽn do sạt lở núi kéo theo hàng nghìn m3 đất đá chắn ngang đường.
0 nhận xét