21/02/2017
Khảo sát của VnExpress.net tại nhà vườn trồng rau Đà Lạt (Lâm Đồng) cho thấy, từ trước Tết Nguyên Đán đến nay giá rau của người nông dân được thu mua với giá “rẻ như bèo”, khiến nhiều chủ vườn lỗ nặng.
Anh Tâm, chủ vườn rau tại huyện Đơn Dương cho hay, để phục vụ mùa Tết năm nay anh đã xuống giống hàng chục ha để trồng bắp sú, cải thảo. Nhờ thời tiết thuận lợi, vựa rau của anh cho sản lượng tốt. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch, khoản thu không đủ trang trải chi phí đầu tư, khiến anh Tâm lỗ nặng.
“Với 1.000m2 bắp sú, chi phí đầu tư tôi phải bỏ ra 6-7 triệu đồng (chưa kể công chăm sóc). Sau ba tháng, cứ 1.000m2 thu hoạch được 3.500 gốc bắp sú, bán cào bằng cho thương lái với giá 3 triệu đồng. Cải thảo cũng tương tự, nhưng công chăm sóc dễ dàng hơn và thời gian trồng ngắn hơn”, anh Tâm than thở.
Ngoài việc nhiều nhà vườn bán cào bằng cả vựa rau, nhiều nơi lại bán theo kg. Hiện, một kg bắp sú, cải thảo nhà vườn Đà Lạt chỉ bán được 500 đồng. Cà chua có giá 3.000 đồng một kg, hành tây dao động từ 5.000-5.500 đồng, củ dền cũng được bán cho thương lái với giá 5.000 đồng.
“Chưa có năm nào giá rau lại rẻ bèo như năm nay. Vợ chồng tôi sáng nào cũng ra đồng sớm, nhưng nào ngờ đến vụ thu hoạch, giá một kg không mua nổi cái bánh nếp cho con. Vụ này tôi lỗ cả chục triệu đồng khi đầu tư vào trồng củ dền và cà chua”, anh Thành, người dân Lạc Dương cho biết.
Nhà vườn Đà Lạt chật vật vì giá rau giảm mạnh. Ảnh: CN |
Không chỉ nông dân lao đao trong vụ Tết năm nay, ngay cả thương lái thu mua rau cũng điêu đứng vì lỗ nặng.
Chị Hoa, thương lái ở chợ đầu mối Thủ Đức cho biết, chị thu mua cà chua và củ dền của nông dân với giá 3.000 đồng một kg và dự định bán lại cho các tiểu thương ở chợ lẻ với giá 5.000 đồng một kg. Tuy nhiên, năm nay sức mua yếu, giảm 50% so với mọi năm nên hàng của chị bị tồn nhiều, phải bán tháo cho các tiểu thương và hàng quán với giá 3.000-4.000 đồng.
CÂN TREO OCS - XZ 1 , 3 , 5 , 10 tấn
CÁC DÒNG CÂN TREO OCS:
OCSXZ - 20Tấn x 5kg
OCSXZ - 10Tấn x 2kg
OCSXZ - 5Tấn x 1kg
OCSXZ - 3Tấn x 1kg
Nhiều năm trong lĩnh vực cân điện tử, công ty Bách Việt chuyên cung cấp các loại cân bàn, cân sàn, cân phân tích, các loại cân ô tô và dịch vụ sửa chữa cân điện tử tận nơi cho mọi khách hàng. Làm hài long khách hàng là mong muốn của chúng tôi
Cân bàn điên tử 100kg |
Còn chị Hạnh thì lại "mua xô" bắp sú, cải thảo từ nhà vườn với giá gần 500 đồng một kg. Sau khi cộng chi phí vận chuyển bắp sú (1 tạ bắp sú từ Đà Lạt về TP HCM hết 100.000 đồng), thuê người thu gom, ban đầu chị bán ra cho tiểu thương TP HCM với giá 4.000 đồng một kg, nhưng về sau hàng từ Đà Lạt xuống nhiều buộc chị phải hạ giá còn 3.000 đồng. Với giá bán này, chị Hạnh cho biết chỉ đủ hòa vốn chứ không lời. “May là vụ này tôi chỉ buôn có 2 tấn nên bán đổ bán tháo hết trước Tết. Nếu thu gom nhiều sẽ không tránh khỏi lỗ nặng”, chị Hạnh nói.
Chủ động hơn 2 thương lái trên, một số thương lái khác chọn cách gom hàng trước gần 2 tháng, thấp nhất là vài trăm triệu đồng, có người thậm chí bỏ ra cả tỷ đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm đặt hàng, giá rau Đà Lạt tương đối cao, nhưng đến khi rau được thu hoạch lại rớt giá mạnh. Nhiều người mua nguyên vườn từ sớm đều lỗ 50% vốn.
Theo lý giải của giới kinh doanh, nguyên nhân chính dẫn đến giá rau giảm mạnh là do vụ Tết, thời tiết thuận lợi, rau phát triển tốt nên cung vượt cầu.
Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết, năm nay lượng rau về chợ tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sức mua giảm khiến thương lái bán ra với giá rẻ hơn so với dự định ban đầu. Hiện, đối với các loại rau Đà Lạt như cải thảo, bắp sú có giá 5.000 đồng một kg, cà chua 5.000 đồng, củ dền 7.500 đồng. Bà Hà nhận xét, năm nay giá rau tại vựa cũng như chợ đầu mối rẻ hơn mọi năm, tuy nhiên giá rau tại các chợ lẻ vẫn ở mức cao.
Giá rau từ nông dân đến chợ lẻ chênh lệch nhau tới 20 lần. Ảnh: Hồng Châu |
Khảo sát tại các chợ lẻ như Bà Chiểu, Thị Nghè, Văn Thánh (Bình Thạnh), giá các loại rau Đà Lạt chênh lệch rất lớn với chợ đầu mối.
Cải thảo dao động từ 10.000-12.000 đồng một kg, đắt gấp đôi so với chợ đầu mối. Củ dền 12.000-15.000 đồng một kg, đắt thêm 6.000 đồng. Cà chua có giá 10.000 đồng.
Như vậy, theo tính toán của VnExpress.net, giá rau từ nông dân đến tay chợ lẻ chênh lệch nhau 15- 20 lần. Cụ thể, giá cải thảo được người nông dân bán với giá 500 đồng một kg, nhưng sau nhiều khâu vận chuyển và buôn đi bán lại, tại chợ lẻ được bán ra với giá 10.000 đồng.
Theo lý giải của nhiều tiểu thương tại chợ lẻ, sở dĩ giá rau cao hơn nhiều so với chợ đầu mối vì họ phải trả chi phí thuê sạp, thuế và phòng trừ hàng tồn kho. Mặt khác, sức mua tại các chợ lẻ không còn tăng cao như những năm trước nên lãi không nhiều, thậm chí hòa vốn.
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, giá thuê sạp và thuế tại các chợ lẻ không quá cao. Đối với khu vực mặt tiền ở một số chợ như Bà Chiểu, Thị Nghè, Văn Thánh, sạp rộng từ 6-10m2 có giá dao động 1-3 triệu đồng một tháng, thuế cho mỗi sạp dao động 150.000 đồng đến 250.000 đồng một tháng. Nếu tiểu thương buôn bán ế ẩm, ban quản lý chợ sẽ linh hoạt điều chỉnh mức thu thuế.
Đầu giờ sáng nay, Tập đoàn Doji giảm giá mua - bán vàng SJC lần lượt 250.000 và 270.000 đồng so với cùng thời điểm hôm qua. Niêm yết hai chiều tiếp tục hạ thêm 70.000 đồng và 50.000 đồng nữa sau nửa tiếng đồng hồ, xuống 36,37 - 36,45 triệu đồng một lượng.
Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) hiện niêm yết 36,38 - 36,46 triệu đồng. Còn Công ty Đầu tư Vàng Phú Quý báo giá thấp hơn 30.000 đồng ở cả hai chiều so với PNJ. Đà giảm đang diễn ra trên thị trường vàng châu Á sáng nay khiến các doanh nghiệp để khoảng cách mua - bán ở mức 80.000 đồng, tăng gấp rưỡi so với chiều qua.
Vàng trong nước đang cao hơn 2,9 triệu đồng so với thế giới. Ảnh: Anh Quân |
Đây là mức giá thấp nhất của thị trường kể từ khi tăng giá mạnh từ hôm thứ hai đầu tuần. Những ngày vừa rồi, thị trường có sóng khá mạnh khiến giao dịch mua bán nhộn nhịp hơn.
Công ty PNJ cho hay số vàng khách mua của doanh nghiệp này hôm qua tăng gấp đôi so với cuối tuần, lên 500 lượng, trong khi lượng bán hầu như giữ nguyên. Còn công ty Phú Quý cho biết lượng khách đi mua vàng tuần này nhỉnh hơn tuần trước, sôi động nhất vào thời điểm giá vàng lên đỉnh 3 tháng.
Đà giảm của thị trường trong nước chậm hơn so với thế giới. Do đó, chênh lệch giữa giữa "vàng" nội và "ngoại" từ 2,7 triệu đồng hôm đầu tuần lên trên 2,9 triệu đồng sáng nay. Trước đó, vì giá SJC tăng chậm hơn thế giới nên chênh lệch giảm mạnh từ trên 3,2 triệu đồng. Đại diện một doanh nghiệp cho biết giá vàng trong nước hiện nay trong xu hướng đi ngang là chủ yếu.
Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội Nguyễn Hữu Cường cho rằng, trong bối cảnh hàng tồn kho còn lớn, giảm giá nhà là một cách thức hay để đẩy nhanh hàng hàng tồn kho. Như vậy, người dân có cơ hội để sở hữu nhà ở, doanh nghiệp có thể bán được hàng. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng cần tính toán kỹ cho từng phân khúc, từng dự án để đưa ra mức giảm phù hợp tránh phá giá toàn bộ thị trường.
Theo ông Cường, để đẩy nhanh hàng tồn kho, cần có sự tham gia của các ngân hàng. “Nhà băng có thể hỗ trợ cho chủ đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn đồng thời cho người dân vay nhà với lãi suất thấp”, ông Cường tính toán.
Giảm giá có thể khiến thị trường đóng băng vì khách hàng có tâm lý chờ đợi. Ảnh: Hoàng Lan |
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến ngày 15/12/2013 tổng giá trị tồn kho khoảng gần 95.000 tỷ đồng, giảm 26,5% so với quý 1/2013. Trong đó tồn kho căn hộ chung cư là hơn 20.000 căn, trị giá khoảng gần 30.000 tỷ đồng, tồn kho nhà thấp tầng hơn 13.500 căn, tương đương 24.000 tỷ đồng….
Tổng giám đốc Công ty Techcomreal, Nguyễn Xuân Lộc cho rằng, mặt tích cực của giải pháp giảm giá là tăng thêm cơ hội cho người mua nhà. Thông qua việc xả hàng tồn, doanh nghiệp giảm bớt một phần gánh nặng tài chính và được giải thoát khỏi gọng kiềm chôn vốn, giải được thế bế tắc trước các kênh đầu tư mới. Theo ông Lộc, nếu hạ giá, nhà ở thuộc phân khúc trung bình có biên độ giảm khá hẹp. Phân khúc trung và cao cấp có khả năng giảm nhiều hơn so với nhà giá rẻ.
Trong khó đó, một số ý kiến lại cho rằng giảm giá bất động sản là giải pháp cần nhưng chưa đủ để xả hàng tồn kho. Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường bất động sản Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa nhận định, để tháo được hàng tồn phải cần thêm những công cụ khác đi kèm, cụ thể như tiếp cận gói tín dụng dễ dàng hơn, thời gian thanh toán kéo dài hơn và có sự góp sức từ các quỹ hỗ trợ nhà ở.
Ông Nghĩa phân tích, câu chuyện hạ giá xuống để những người có thu nhập thấp hơn có thể tiếp cận được nhà ở chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng. Điểm tích cực là bài toán giảm giá làm cho doanh nghiệp nhận ra họ không được phép quá tham lam, không được đòi hỏi mức lợi nhuận ngất ngưởng. Song nếu cuộc mặc cả về giá càng gay gắt thì biến thành giảm giá cơ học. Đây kiểu giảm giá đến mức làm sao tất cả những người nghèo, thu nhập thấp đều có thể mua được nhà. "Nếu điều này xảy thì bất động sản không còn phát triển theo quy luật thị trường mà là kiểu bao cấp về nhà ở", ông nói.
Theo ông Nghĩa, cấu trúc thu nhập của người Việt Nam ở mức dưới 15 triệu đồng một người một tháng chiếm 80% dân số. Đối với bất động sản thu nhập trung bình của một người phải từ 15 triệu đồng một tháng trở lên mới có khả năng mua nhà. Bài toán được tính là trừ tối thiểu 5 triệu chi phí tiêu dùng còn dư ra 10 triệu đồng một tháng. Nếu doanh nghiệp cố gắng giảm giá nhà xuống mức 8 triệu đồng mỗi m2 thì có thể tiếp cận được thêm nhóm người có thu nhập thấp hơn (10-12 triệu đồng một tháng) nhưng ở nhóm này chi tiêu trong cuộc sống đã “ngốn” hết 50% túi tiền của họ. Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục giảm giá thêm, xuống còn 6 triệu đồng một tháng, bằng chi phí xây dựng thì chủ đầu tư không còn cơ hội sinh tồn vì không có lãi, thậm chí lỗ nặng.
Giải pháp cần và đủ để xả hàng tồn kho là giảm giá trong ngưỡng thị trường chấp nhận và kèm thêm hàng loạt sự hỗ trợ tín dụng, tài chính khác. Bản chất giảm giá để giải phóng hàng tồn kho cần hướng đến 2 yếu tố: người có nhu cầu dễ mua còn bên cung ứng sản phẩm phải tồn tại được. Nếu giảm giá xong doanh nghiệp chết, biến mất khỏi thị trường thì đây chỉ là một trò chơi vô vọng. Tại Mỹ, trong nhiều lần khủng hoảng bất động sản chưa có lần nào bán tháo vượt quá 50%. Trong khi đó, có những phân khúc địa ốc tại thị trường Việt Nam đã xuống tới mức 60%.
Đồng tình quan điểm trên, Chủ tịch câu lạc bộ bất động sản Hà Nội Nguyễn Hữu Cường lo ngại, mặt tiêu cực của giảm giá là tâm lý chờ đợi kéo dài hơn. Tâm lý này dẫn đến giao dịch đình trệ để chờ diễn biến mới. Chi phí vốn đội lên, chi phí tài chính tăng cao và kịch bản thua lỗ nặng hơn gần như là tất yếu với doanh nghiệp. Giảm giá xả hàng tồn có thể khiến các đơn vị này càng lún sâu trong khủng hoảng. “Giảm giá nếu không tính toán kỹ lưỡng có thể gây ra tâm lý chờ đợi của người dân làm thị trường đóng băng”, ông Cường cho hay.
Tại một hội nghị diễn ra đầu năm, khi đánh giá về giá nhà ở, Thứ trưởng xây dựng Nguyễn Trần Nam cho hay, giá thành xây dựng và tiền đất cho mỗi m2 nhà ở trung bình khoảng 13-15 triệu đồng, cộng với lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp khoảng 30% thì mức giá bán nhà thương mại khoảng trên dưới 20 triệu đồng mỗi m2 là có thể chấp nhận được. Lãnh đạo Bộ Xây dựng nhìn nhận, giá nhà sẽ theo cơ chế thị trường và Nhà nước không can thiệp.
0 nhận xét