21/02/2017
Sáng 20/11, cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường tại bar Fuse cân điện tử (trong khuôn viên Zone 9, 9A Trần Thánh Tông, Hà Nội), nơi xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 6 người thiệt mạng chiều tối qua. Hai cánh cửa chính dẫn vào khu vực này được đóng kín, phía ngoài có cảnh sát túc trực. Toàn bộ hoạt động của các cửa hàng trong Zone 9 bị tạm dừng để phục vụ công tác điều tra.
Khu Zone 9, tạm thời đóng cửa để phục vụ công tác khám nghiệm điều tra. Ảnh: Nguyên Anh |
Anh Đoàn Kỳ Thanh, người kinh doanh ở khu này nhiều năm nay, tận mắt chứng kiến vụ hỏa hoạn ngay từ đầu. Anh Thanh kể sự việc diễn ra quá nhanh khiến anh đến giờ vẫn chưa hết run và ám ảnh. "Tôi nhìn thấy cháy khi ngồi cách hiện trường khoảng 60m. Lúc đấy khói đen đã bao trùm toàn bộ khu quán rộng khoảng 300m2 đang sửa chữa", anh nhớ lại. "Cùng nhiều anh em khác chúng tôi chạy đến, dùng nước và bình cứu hỏa để dập lửa, tuy nhiên khói đen đặc quánh vẫn bốc ra ngùn ngụt".
“Không có tiếng kêu la, dường như mọi người bị ngất rất nhanh. cảm biến trạm trộn Chỉ đến khi cảnh sát cứu hỏa có mặt nạ, bình cứu hỏa tiến vào bên trong mới đưa được các nạn nhân ra. Chúng tôi lao tới hô hấp nhân tạo, sơ cứu nạn nhân, nhưng mọi thứ đã quá muộn”, anh Thanh buồn rầu nói.
Là một kiến trúc sư, anh Thanh, cho rằng khu Zone 9 tuy xây dựng từ năm 1959 nhưng kết cấu vẫn tương đối chắc chắn. Thiệt hại lớn về người trong vụ hỏa hoạn này chủ yếu do sự bất cẩn của con người.
Anh Vũ Đặng Hùng, đại diện cho các đơn vị, cá nhân kinh doanh ở Zone 9, cũng đồng tình với ý kiến của anh Thanh và cho rằng vụ hỏa hoạn là sự cố ngoài ý muốn. Anh này nhận định vụ hỏa hoạn liên quan đến những người trực tiếp thi công nhưng thiếu trang bị kỹ thuật bảo hộ và an toàn cháy nổ.
Anh Tú, đại diện quán Fuse khẳng định sẽ sớm hỗ trợ các nạn nhân trong vụ cháy. Ảnh: Bá Đô |
Cũng trong sáng nay, các đơn vị và cá nhân kinh doanh trong Zone 9 đã có cuộc họp. Tại đây, anh Tú, đại diện bar Fuse, cho biết sự cố xảy ra là đáng tiếc. "Chúng tôi rất đau lòng và hình ảnh về những nạn nhân vẫn còn ám ảnh", Anh Tú nói.
Anh Tú cho biết, quán đã cử người tham gia lo tang lễ cho các nạn nhân. sua chua can Quán sẽ có biện pháp khắc phục và sớm hỗ trợ các nạn nhân trong vụ cháy. Tuy nhiên khi được hỏi về giấy phép sửa chữa, kinh doanh, vị đại diện không trả lời và hẹn gặp vào một dịp khác.
Ảnh: Sức hấp dẫn của Zone 9 với giới trẻ
Trong cuộc họp, anh Vũ Đặng Hùng nhận định vụ cháy không chỉ gây thiệt hại về người mà còn gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, đặc biệt nếu các cơ quan chức năng ra quyết định đóng cửa khu vực này. Đại diện Zone 9 cho biết, cả khu quyên góp được 10 triệu đồng và sẽ tiếp tục kêu gọi ủng hộ và hỗ trợ gia đình các nạn nhân.
Về vấn đề phòng chống cháy nổ, anh Hùng cho hay, 15h chiều 19/11, toàn bộ Zone 9 dự định tổ chức diễn tập và tập huấn về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên chưa kịp tập huấn thì cháy đã xảy ra khiến nhiều người ngỡ ngàng và vẫn tưởng là cháy giả.
Xe cứu thương, đưa xác các nạn nhân bị cháy ở khu Zone 9 ra bệnh viện. Ảnh: Bá Đô |
Ông Nguyễn Đăng Khoa, trưởng phòng quản lý đô thị quận Hai Bà Trưng cho biết, hiện Công ty cổ phần đầu tư Bình An làm chủ đầu tư dự án tại khu Zone 9, nhưng đang trong thời gian chờ thành phố phê duyệt xây dựng. Tháng 8/2012, Công ty bất động sản Thành Đạt được thuê quản lý khai thác khu vực này. |
Trao đổi với VnExpress sáng 20/11, ông Lâm Anh Tuấn, Phó chủ tịch quận Hai Bà Trưng khẳng định, trong thời gian gần đây không cấp phép cho bất cứ đơn vị nào sửa chữa, cải tạo tại Zone 9. Vị Phó chủ tịch quận cho rằng với hạng mục thay đổi nội thất mà quán bar Fuse triển khai thì không cần phải xin giấy phép. Quận Hai Bà Trưng đã báo cáo toàn bộ vụ việc lên thành phố và phối hợp cùng cơ quan công an điều tra làm rõ. Trách nhiệm quản lý, để xảy ra hỏa hoạn theo ông Tuấn thuộc về chủ sở hữu của khu này.
Chiều qua và sáng nay, 21/11, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đăng đàn trước Quốc hội, tập trung trả lời các chất vấn liên quan đến quản lý báo chí, game và giá cước 3G.
Trước câu hỏi của đại biểu Lê Như Tiến chiều qua về quản lý báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, quy hoạch báo chí là nhiệm vụ Bộ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, ban ngành.
Thời gian tới, bên cạnh việc quy hoạch về số lượng, Bộ sẽ tập trung nâng cao chất lượng báo chí. Cụ thể, một cơ quan báo in bao gồm nhiều tờ báo in, giảm tỷ lệ mất cân đối báo in giữa các vùng miền. Dự tính năm 2020 các cơ quan báo chí sẽ tự hạch toán, nhà nước chỉ hỗ trợ và đặt hàng để phục vụ vùng sâu vùng xa. Về phát thanh truyền hình, Bộ sẽ tổ chức quy hoạch theo hướng hiện đại, tự sản xuất tối thiểu 50% lượng chương trình.
"Báo điện tử sẽ trở thành loại hình truyền thông chủ lực, hiện đại với nhiều ưu điểm", Bộ trưởng Son nhấn mạnh.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son. |
Liên quan vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Thùy Trang, đoàn TP HCM nêu ý kiến: "Dù chúng ta không chấp nhận, không cho phép nhưng hiện nay đã xuất hiện các tờ báo lá cải với thông tin độc hại, giật gân câu khách, tình trạng này chưa được giải quyết do sự thiếu kiên quyết của các đơn vị quản lý. Sự thiếu kiên quyết này do đâu?".
Người đứng đầu ngành thông tin dẫn Luật báo chí chỉ rõ, báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước. "Vì vậy xã hội ta không có báo lá cải", ông Son khẳng định. "Nhưng có lúc, có thời kỳ, báo chí không chỉ đạo đúng trong công tác tuyên truyền, nên xuất hiện khuynh hướng báo lá cải, điều này cần phải xử lý và chấm dứt", ông Son nói.
Để khắc phục hiện tượng trên, ông Son cho biết sẽ phối hợp với cơ quan chủ quản, kiểm tra, xử lý; đồng thời tuyên truyền, nâng cao đạo đức của nhà báo; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản, người lãnh đạo cơ quan báo chí.
Trước đó, chiều 20/11, đại biểu Lê Như Tiến đặt câu hỏi: "Trách nhiệm của Bộ trong quy hoạch mạng lưới báo chí là như thế nào để tránh lãng phí nguồn lực, cạnh tranh thiếu lành mạnh?".
Đánh giá cao vai trò của báo chí cho đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho hay, cả nước hiện có 838 cơ quan báo chí, 199 báo in, 67 đài phát thanh truyền hình, 17.000 phóng viên được cấp thẻ. Tuy nhiên, báo chí vẫn còn những hạn chế, yếu kém, nhiều báo của ngành, địa phương đưa quá nhiều tin tiêu cực. Nhiều báo còn đưa tin sai, không kiểm chứng, gây bức xúc, hoang mang cho xã hội.
Người đứng đầu ngành Thông tin truyền thông lưu ý, báo chí cũng phải phê phán mặt trái xã hội, nhưng với những vụ án phức tạp thì không nên đưa tỉ mỉ, tràn lan những chi tiết rùng rợn, gây tâm lý hoang mang.
"Báo chí không chỉ là cung cấp thông tin mà còn phải xây dựng lòng tin, để tăng cường đoàn kết trong hoàn cảnh khó khăn", Bộ trưởng Son nhấn mạnh.
Ông cũng cho biết, thời gian tới sẽ đề nghị Chính phủ ban hành nhiều quy định để báo chí hoạt động hiệu quả hơn đồng thời sửa Luật Báo chí để khắc phục những bất cập hiện nay. Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ quan, địa phương thực hiện quy định về cơ chế phát ngôn, tạo điều kiện để báo chí được tiếp cận nguồn tin chính xác, đầy đủ nhất. "Thông tin đúng, chính xác, kịp thời của những cơ quan, cá nhân có trách nhiệm sẽ giúp đẩy lùi những thông tin đồn thổi sai trái", Bộ trưởng nói.
Cũng trong buổi chất vấn sáng nay, nhiều câu hỏi của đại biểu hướng vào việc quản lý trò chơi trực tuyến (game online) khi hàng năm có nhiều trò chơi trực tuyến bất hợp pháp, để lại hậu quả nghiệm trọng.
Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình sáng 20/11, đại biểu Danh Út đặt câu hỏi: "Con số 30% cán bộ không làm được việc mà Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu, Bộ trưởng có hướng giải quyết như thế nào".
Cùng vấn đề quan tâm, đại biểu Chu Sơn Hà dẫn chứng, 30% cán bộ không làm được việc (tương đương 700.000 người) thì ngân sách mỗi năm phải chi 17.000 tỷ đồng, nếu giải quyết được vấn đề thì sẽ tiết kiệm được khoản tiền này.
Đề nghị Bộ trưởng Nội vụ làm rõ số cán bộ đã quá tuổi đáng lẽ nghỉ hưu song vẫn công tác, cũng như tình trạng bằng giả, chạy chức đang gây bức xúc, đại biểu Sơn Hà chất vấn thêm: "Bộ trưởng cho biết có tham nhũng trong đội ngũ tổ chức cán bộ không, liệu có thuốc không và chữa như thế nào?".
Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình sáng 20/11, đại biểu Danh Út đặt câu hỏi: "Con số 30% cán bộ không làm được việc mà Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu, Bộ trưởng có hướng giải quyết như thế nào".
Cùng vấn đề quan tâm, đại biểu Chu Sơn Hà dẫn chứng, 30% cán bộ không làm được việc (tương đương 700.000 người) thì ngân sách mỗi năm phải chi 17.000 tỷ đồng, nếu giải quyết được vấn đề thì sẽ tiết kiệm được khoản tiền này.
Đề nghị Bộ trưởng Nội vụ làm rõ số cán bộ đã quá tuổi đáng lẽ nghỉ hưu song vẫn công tác, cũng như tình trạng bằng giả, chạy chức đang gây bức xúc, đại biểu Sơn Hà chất vấn thêm: "Bộ trưởng cho biết có tham nhũng trong đội ngũ tổ chức cán bộ không, liệu có thuốc không và chữa như thế nào?".
Chưa thỏa mãn, đại biểu Chu Sơn Hà yêu cầu Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nói rõ "có hay không có nạn chạy chức, chạy quyền", giống như Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư từng nói "chạy dự án là có, song chưa phát hiện được".
"Chọn được cán bộ tốt thì sẽ không có tham nhũng. Đó là nguyên nhân gốc của phòng chống tham nhũng", ông Chu Sơn Hà nói.
Đồng quan điểm, đại biểu Hà Minh Huệ chất vấn, liệu Bộ trưởng Bộ Nội vụ có tính đến việc điều tra dư luận về số cán bộ không làm được việc sau khi có thông tin con số này là 30%. Ông nêu tình trạng một số cán bộ làm không tốt lại được điều chuyển sang vị trí khác thuận lợi hơn như trường hợp của Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình không trả lời thẳng các câu hỏi này. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phải cắt ngang phần trình bày lòng vòng của ông Bình và cho rằng, ý của Bộ trưởng Nội vụ là cần phải kiểm tra, đánh giá lại con số 30% và sẽ báo cáo lại với các đại biểu Quốc hội sau khi kiểm tra.
0 nhận xét