21/02/2017
Thảo luận tại tổ chiều 14/11 về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hôn nhân gia đình, đại biểu Phạm Huy Hùng cho rằng nên cân nhắc lại điều kiện của người được nhờ mang thai hộ. Đó là người có quan hệ thân thích cùng hàng của vợ hoặc chồng, từng sinh con và chỉ được một lần mang thai hộ.
Đồng ý cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên theo đại biểu Phạm Huy Hùng nên cân nhắc lại điều kiện của người mang thai hộ. Ảnh: N.P. |
Theo đại biểu Hùng, điều này sẽ hạn chế rất nhiều chính sách nhân văn của Nhà nước với các cặp vợ chồng hiếm muộn. cảm biến trạm trộn Nên mở rộng diện mang thai hộ cả người không có quan hệ thân thích, chẳng hạn trường hợp cả vợ và chồng đều là trẻ mồ côi hoặc người thân của họ chưa từng sinh con.
Ông Hùng cho rằng khoa học đã chứng minh giữa người mang thai hộ và bào thai có sự gắn kết tình cảm. can dien tu Thực tế, nhiều trường hợp mang thai hộ nảy sinh tình cảm trong quá trình mang thai và chăm sóc trẻ nên không muốn trao lại trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. “Vì thế, dự thảo luật cần đưa ra chế tài xử phạt trong trường hợp các bên vi phạm các điều kiện của mang thai hộ", ông nói.
Theo ông cần có cơ chế quản lý chặt chẽ về vấn đề này vì nhiều vụ mang thai hộ có mục đích thương mại vẫn diễn ra mà chưa có kiểm soát. Hơn nữa hiện người phụ nữ khi thực hiện chức năng sinh sản không có nghĩa vụ chứng minh đứa trẻ do mình sinh ra là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay con đẻ của mình.
Đại biểu Ngọc Thanh thì bày tỏ quan ngại khi đánh giá "mang thai hộ là vấn rất phức tạp do hậu quả phát sinh khó lường". Chẳng hạn ảnh hưởng đến sức khỏe người mang thai hộ, trường hợp sinh con ra có dị tật, hoặc có rủi ro người mang thai hộ có thể chết. Vì thế, để tạo thuận tiện cho cả hai bên cần quy định chặt chẽ tiêu chuẩn của người mang thai hộ, tiêu chuẩn sức khỏe, đạo đức; nghĩa vụ của cá nhân, gia đình hai bên khi người nhờ mang thai không còn hoặc từ chối nhận con...
“Thực tế, một số cặp chồng không thể mang thai và sinh con do có điều kiện sức khỏe như người mẹ có bất thường về tử cung, buồng trứng hoặc mắc các bệnh lý không thể mang thai, một số đã làm thụ tinh nhân tạo nhiều lần nhưng thất bại. Mong muốn có con là nhu cầu chính đáng và cần quan tâm, vì thế tôi ủng hộ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhưng cần có quy định cụ thể, rõ ràng hơn”, đại biểu Ngọc Thanh nói.
Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi. Ảnh: N.P. |
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi cho rằng cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ có nhiều vấn đề liên quan phức tạp phát sinh. Để tránh lạm dụng thương mại hóa cần nghiên cứu quy định chặt chẽ hơn đối với điều kiện người mang thai hộ, người nhờ và quyền của các bên. Thực tế, đã có trường hợp sau khi sinh con người mang thai hộ không giao trẻ, hoặc sinh con ra khuyết tật, người nhờ không nhận hay sinh đôi, sinh ba nhưng người nhờ chỉ nhận một.
UBND thành phố Hà Nội vừa báo cáo Thủ tướng về việc kiểm điểm xử lý trách nhiệm liên quan đến vụ việc làm chết bệnh nhân tại Thẩm mỹ viện Cát Tường.
Lãnh đạo Hà Nội đánh giá, đây là vụ việc mang tính chất cá biệt, bất thường, vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong lĩnh vực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập. Vụ án gây dư luận xấu, ảnh hưởng tới uy tín của ngành y tế; trách nhiệm trực tiếp thuộc về bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, người trực tiếp phẫu thuật và gây ra cái chết cho nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền.
Cơ quan chức năng buông lỏng quản lý hoạt động của Thẩm mỹ viện Cát Tường. Ảnh: Mai Chi |
Liên quan vụ việc này, quận Hai Bà Trưng và Sở Y tế có trách nhiệm nhất định. Đó là Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND phường Đồng Tâm Võ Thanh Thế, bà Nguyễn Minh Huệ, Trạm Trưởng y tế phường; ông Nguyễn Phú Hiếu, cán bộ quản lý thị trường phường được phân công nhiệm vụ rà soát, kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn. Tuy nhiên, tổ chức nắm bắt các thông tin quản lý hoạt động kinh doanh trên địa bàn chưa tốt; chưa thường xuyên kiểm tra, kiểm soát địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm của Thẩm mỹ viện Cát Tường.
Về phía Phòng Y tế quận Hai Bà Trưng, trách nhiệm thuộc về Trưởng Phòng Y tế và bà Bùi Thị Minh Hà, cán bộ tham mưu công tác kiểm tra cho Trưởng phòng. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho ông Nguyễn Mạnh Tường là đúng quy định pháp luật. Nhưng sau khi cấp giấy, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Hai Bà Trưng chưa kịp thời chủ động thông báo, chuyển lên mạng thông tin nội bộ của quận để các cơ quan liên quan phối hợp các bước kiểm tra tiếp theo. Trách nhiệm này thuộc về cán bộ phụ trách tiếp nhận thủ tục hồ sơ.
Sở Y tế cũng đã tổ chức kiểm điểm lãnh đạo sở, các phòng chức năng như Thanh tra, Nghiệp vụ Dược, Nghiệp vụ Y, phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân. Giám đốc Sở Y tế đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, phân công phân cấp và tham mưu thành phố có những giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hành nghề y dược ngoài công lập.
Thanh tra Sở Y tế, Phòng Y tế quận Hai Bà Trưng chưa đôn đốc quyết liệt chính quyền quận, huyện, thị xã kịp thời phát hiện và xử lý triệt để hành nghề không phép, chưa đề xuất các giải pháp trong việc phối hợp liên ngành quản lý quảng cáo của các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập, còn có cơ sở quảng cáo và hành nghề quá phạm vi cho phép; chưa thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn quy trình kỹ thuật và bảo vệ môi trường...
Lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định, tới đây Hà Nội sẽ có kết quả xử lý cụ thể, dựa trên tinh thần tự nhận khuyết điểm và tự nhận hình thức kỷ luật của các tập thể, cá nhân.
0 nhận xét