21/02/2017
- Triết lý giáo dục đang nặng về hư văn khi cả người dạy và người học đều chạy theo thi cử để lấy mảnh bằng. Dự thảo đổi mới căn bản toàn diện giáo dục vừa được Hội nghị Trung ương thông qua đã thay đổi triết lý: giáo dục phải hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất ở người học. Đó là năng lực của cuộc sống thực: từ nhỏ biết lễ phép, hiếu thảo, học xong THPT, trường nghề, cao đẳng, đại học phải ra được người lao động. Nhiệm vụ của giáo dục là phải phát triển con người hoàn thiện, tốt đẹp, vừa phải tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Lỗi lớn nhất của giáo dục hiện nay là không đào tạo ra con người có năng lực lao động thực sự. Kinh tế, xã hội đang khó khăn, nguyên nhân chính là thiếu nhân lực có thể làm được việc, ở tất cả các ngành nghề. Một Phó thủ tướng báo cáo trước thường vụ Quốc hội nói là trong gần 3 triệu người thì 30% không làm được việc vì họ có bằng đại học nhưng lại không có năng lực. Điều hiển nhiên là có giá trị thực - mới tạo ra giá trị.
GS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh, nhiệm vụ của giáo dục là vừa phát triển con người hoàn thiện, tốt đẹp, vừa phải tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ảnh: Hoàng Thùy. |
- Vậy ngành giáo dục muốn thực hiện đổi mới toàn diện, thì phải bắt đầu từ đâu, thưa ông?
- Nếu xã hội không thoát khỏi tâm lý khoa văn thi cử, chạy theo mảnh bằng đại học hư văn, không có ích thì không thể nào đổi mới căn bản, toàn diện thành công. Muốn vậy, phải có những điều kiện cụ thể về vật chất như sách giáo khoa và người thầy.can dien tu Nếu giáo viên vẫn giữ lối tư duy và cách dạy cũ thì không thể đổi mới. Thế nên, đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện có là cần thiết, nhưng song song với đó cũng cần đào tạo đội ngũ sinh viên sư phạm đảm bảo khi ra trường có thể đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Đó sẽ là lính tiên phong, khi có sách mới sẽ bắt tay vào công cuộc dạy học theo phương pháp mới.
Hiện nay, ngành giáo dục đang thiếu nhiều giáo viên, có trường chỉ có một tiến sĩ, sua chua can dien tu cả nước có 30% là thạc sĩ. Cách đây vài chục năm chúng ta có khoảng 20.000 thạc sĩ thì hiện nay gấp hơn 3 lần, nhưng sinh viên lại tăng lên khoảng 10 lần. Giáo sư, phó giáo sư chỉ có 1 - 2%, hầu hết ở tuổi nghỉ hưu và người thay thế rất ít.
- Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mới nói đến hệ phổ thông, chưa nói đến đại học, trong khi đại học quyết định nhiều đến nguồn nhân lực đầu ra. Ông suy nghĩ gì về điều này?
- Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, trong hệ thống của chúng ta, giáo dục đại học là khâu yếu nhất, từ cơ sở vật chất đến con người. Giáo viên, trường sở thiếu, người học thì mặt bằng thấp, nhưng cái thiếu cuối cùng là không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bộ Giáo dục gần đây có đưa ra triết lý giáo dục theo nhu cầu xã hội nhưng quá rộng và mông lung. Khâu yếu nhất của đại học là đầu ra mà nguyên nhân cũng do đầu vào thấp, tình trạng mở trường tư quá nhiều, thương mại hóa giáo dục kể cả trong một số cơ sở công lập.
Nhiều người có chức có quyền công khai để giáo dục thương mại hóa, thị trường hóa trong khi kinh nghiệm của thế giới, không một nước nào có tư tưởng này. Nhiều trường tư thục còn khai khống giáo viên.
Trong một Hội thảo ở Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội có công bố, từ 2009 -2012, trong 3 năm có thêm 33 trường được mở mới. Có những trường mở mấy năm không có trụ sở, phải thuê địa điểm nên xảy ra hiện tượng trường thuê thày mướn. Tình trạng như vậy thì làm sao bảo đảm được chất lượng?
Một nguyên tắc phải tuân thủ là trước khi đổi mới cần phải chấn chỉnh những cái sai, bất cập. Trước đây, chỉ có 10 cơ sở đào tạo nhân lực ngành Y đã là nhiều, bây giờ con số này đã tăng lên tới 26. Các nước khác phải 11-15 năm mới ra một thày thuốc, còn ở Việt Nam chỉ có 5-6 năm trong khi điều kiện cơ sở vật chất kém hơn. Thực tế đó giống như một cốc nước đường pha loãng, sẽ không còn chất lượng. Vậy đó là cứu người hay giết người?
Yếu tố đầu vào cũng cần phải thay đổi bởi trình độ quá thấp thì không đủ khả năng tiếp thu kiến thức đại học. Việc đầu tư cũng còn bất cập, số tiền Nhà nước vay Ngân hàng Thế giới 800 triệu USD thì lại đầu tư cho các trường quốc tế trong khi bỏ qua các trường công tốp đầu. Đó cũng là bất cập. Nước Mỹ đã chú trọng những điều này suốt 1 thế kỷ và đào tạo ra những con người có ích, làm được việc, lao động có năng suất. Từ đó để thấy sản phẩm của giáo dục quan trọng như thế nào.
Kết quả cuộc khảo sát SEANUTS do Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế phối hợp cùng công ty FrieslandCampina Việt Nam thực hiện từ năm 2009 - 2012 cho thấy, Việt Nam có đến 50% trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi bị thiếu hụt các vi chất thiết yếu như vitamin A, B1, C, D và sắt trong khẩu phần ăn. Một phần do nguyên nhân công tác nuôi dưỡng trẻ tại nhà và nhà trường còn chưa được đồng bộ và khoa học.
Trước thực trạng đó cùng với việc hưởng ứng chương trình quốc gia về "Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2013", Bộ Giáo dục Đào tạo xác định việc nâng cao chất lượng chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ tại các trường mầm non là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2013-2014. Trong đó, biện pháp chính là tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức dinh dưỡng của cán bộ phụ trách dinh dưỡng của các trường mầm non trên cả nước.
Tổng số có tới 13,713 trường mầm non (chiếm 99% số trường trong cả nước) từ toàn bộ 63 tỉnh thành phố trên cả nước đã đăng ký và dự cuộc thi. |
Đây là cuộc thi trực tuyến đầu tiên do Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty FrieslandCampina Việt Nam phối hợp tổ chức cho toàn ngành giáo dục mầm non. Cuộc thi tổ chức với các hoạt động đồng bộ trên cả nước gồm: phát hành miễn phí quyển cẩm nang dinh dưỡng và poster dinh dưỡng và chăm sóc trẻ đến toàn bộ trên 13.000 trường mầm non trên cả nước; xây dựng trang tin điện tử www.dinhduongmamnon.vn để các giáo viên và phụ huynh có thể cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ; tổ chức các buổi hướng dẫn tập huấn trước cuộc thi cho các trường mầm non của hầu hết các tỉnh thành phố.
Cùng với công tác tuyên truyền, phát động, hướng dẫn tập huấn, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các trường và đạt được kết quả tốt. Theo thống kê từ website chương trình, trong vòng 4 ngày diễn ra vòng một, cấp quận, huyện, cuộc thi ghi nhận con số kỷ lục về số lượng tham dự. Tổng số có tới 13.713 trường mầm non (chiếm 99% số trường trong cả nước) từ toàn bộ 63 tỉnh thành phố trên cả nước đã đăng ký và dự cuộc thi, với gần 90.000 lượt thi được ghi nhận. Tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi khoảng 76% với thời gian làm bài trung bình bằng 30% so với quy định. Với hình thức thi online, các trường mầm non ở vùng sâu vùng xa đều tham gia đầy đủ. Đặc biệt, cuộc thi đã nhận được sự tham gia của trường mầm non thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Bằng cách thức tiếp cận mới, cuộc thi đã mang đến sự hứng khởi để giáo viên có thể trau dồi kiến thức dinh dưỡng và áp dụng vào thực tế chăm sóc trẻ tại trường. Trao đổi bên lề cuộc thi, bà Bùi Thị Huyền Nga, Phó hiệu trưởng trường mầm non Hướng Dương (xã Tân Hưng, TP Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: “Khi biết đến cuộc thi, giáo viên trong trường rất vui và hào hứng. Chị em thường xuyên truy cập vào website chương trình, tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng, sau đó cùng đem ra trao đổi, thảo luận nhóm để tìm ra phương pháp thực hiện tốt nhất tại nhà trường”.
0 nhận xét