21/02/2017
Người Triều Tiên ngày một 'hiện đại'
Khác với hình ảnh của một đất nước cô lập, khép kín, Triều Tiên ngày nay cũng có di động, xe sang, phim tình cảm sướt mướt, và cả món bánh phủ chocolate trứ danh của Hàn Quốc.
Rupert Wingfield-Haves, phóng viên hãng BBC, đã viết về cuộc sống ở Triều Tiên sau một chuyến công tác tới nước này và Hàn Quốc, hồi đầu tháng 5 năm nay.
Không một tuần nào trôi qua mà thế giới không được chứng kiến những động thái bất ngờ từ Triều Tiên. sửa chữa cân ô tô Gần đây nhất, Bình Nhưỡng vừa tuyên bố sẽ tiếp tục phóng tên lửa tầm ngắn về phía biển Nhật Bản, bất chấp lời kêu gọi kiềm chế của Liên Hợp Quốc.
Ngược lại với những tuyên bố nóng nảy, hình ảnh của Triều Tiên trên báo chí nước ngoài lại tương đối rập khuôn, từ các nữ công nhân nức nở khóc khi được diện kiến vị lãnh đạo 30 tuổi, cho tới những lễ duyệt binh với đội hình hoàn hảo.
"Người ta làm thế vì tôn thờ hay sợ hãi?", can o to tôi tự hỏi khi nhìn thấy những hình ảnh ấy, thứ vẽ lên bức tranh về một quốc gia nghèo khó và bị cô lập, nơi người dân phải sống trong cảnh sợ hãi và thiếu thốn đủ điều.
Nhưng xuất hiện của những chiếc xế hộp sành điệu trên đường phố Bình Nhưỡng trong thời gian gần đây, lại khiến người ta phải nghĩ lại về đất nước này.
Các nữ cảnh sát làm việc với tài xế chiếc Mini-Cooper trên một góc phố ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh cắt ra từ video. |
Bản thân tôi đã không khỏi bất ngờ khi được chứng kiến một gia đình Triều Tiên ở biên giới Trung - Triều, cùng ngồi quây quần bên TV và xem phim tình cảm Hàn Quốc qua những chiếc đĩa DVD lậu.
Thực chất, thị trường DVD lậu có xuất xứ từ Hàn Quốc ở Triều Tiên rất sôi động. Và điều đó chỉ mang tới một ý nghĩa duy nhất: người Triều Tiên không thực sự bị cô lập như chúng ta vẫn nghĩ.
Trong thời gian ở Seoul, tôi có cơ hội được gặp gỡ và nói chuyện với một vài người từng sống ở Triều Tiên, và câu chuyện của họ đã khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Tất cả đều xoay xung quanh một thứ: những chiếc bánh chocolate trứ danh của Hàn Quốc.
Vậy chuyện gì đã xảy ra với những chiếc bánh này?
Tháng trước, khu công nghiệp chung Keasong, biểu tượng cho sự hòa hợp và hòa giải của hai miền Triều Tiên, đột ngột bị phía Bình Nhưỡng đơn phương đóng cửa.
Nhân công của khu công nghiệp này chủ yếu là người Triều Tiên, được thuê để làm việc trong các nhà máy Hàn Quốc. Ngay từ khi được thành lập, chính phủ Bình Nhưỡng đã yêu cầu các công ty này không được phép trả lương cho công nhân bằng tiền mặt. Vì thế, suốt nhiều năm nay, thù lao mà lao động Triều Tiên nhận được chính là các mặt hàng thực phẩm, trong đó có món bánh ngọt phủ chocolate.
Những chiếc bánh này đang là món hàng được săn lùng tại Triều Tiên, sau khi khu công nghiệp Keasong bị chính phủ Bình Nhưỡng đóng cửa. Ảnh: BBC |
Nhưng thay vì ăn chúng, các công nhân lại đem chỗ bánh tới những khu chợ đen ở Bình Nhưỡng và bán đắt gấp 4 tới 5 lần so với giá gốc.
Trở lại cuộc nói chuyện với nhóm người Triều Tiên ở Hàn Quốc, họ khiến tôi đi từ bất ngờ này sang ngạc nhiên khác.
"Tôi gọi điện cho cha mình và bảo với ông rằng nhu cầu bánh chocolate sẽ tăng rất cao, và mức giá cũng sẽ đội lên nhanh chóng", một người nói.
"Tôi bảo ông hãy sang Trung Quốc và nhập càng nhiều bánh càng tốt. Nó sẽ giúp bố tôi kiếm được một khoản kha khá", anh nói thêm.
Câu chuyện của anh khiến tôi cảm thấy vô cùng bối rối.
"Tôi xin lỗi", tôi nói, "nhưng anh vừa bảo anh đã gọi điện cho cha mình. Cha anh ở đâu?"
"Ông ấy vẫn sống ở Triều Tiên", anh nói.
"Thế anh gọi cho ông ấy bằng cách nào?"
"Tất nhiên là qua điện thoại di động", anh trả lời, như thể đó là món đồ thông dụng nhất trên thế giới.
"Tức là, cha anh đang sống ở Triều Tiên, ông ấy có điện thoại di động và có thể nhận được các cuộc gọi quốc tế?", tôi hỏi tiếp.
"Đúng vậy", anh nói. "Ông dùng điện thoại Trung Quốc và sống gần biên giới, nên có thể bắt được sóng di động của nước bạn."
"Việc này có phổ biến không?", tôi hỏi.
"Ai sống dọc biên giới cũng có một chiếc di động. Họ cần chúng để giao thương với Trung Quốc."
"Nhưng liệu nó có khiến họ gặp rắc rối không?", tôi hỏi.
"Thôi nào", anh nói. "Có 50.000 người Triều Tiên hàng ngày vẫn đi về biên giới với Trung Quốc để kinh doanh. Ngoài ra còn có 100.000 người khác đang sống ở Trung Quốc để kiếm tiền. Bình Nhưỡng có thể làm gì được chứ? Một đất nước làm sao có thể tồn tại nếu không giao dịch thương mại."
Các cảnh sát Triều Tiên sử dụng điện thoại di động trên đường phố. Ảnh: Reuters |
Qua những lời kể của anh, tôi bắt đầu mường tượng về một Triều Tiên hoàn toàn khác so với những gì vẫn được miêu rả trong các bộ phim truyền hình của Bình Nhưỡng. Đây là một đất nước, nơi thị trường chợ đen mới là nhân tố chính trong nền kinh tế, nơi việc buôn lậu khiến người ta dễ sống hơn là tuân theo pháp luật.
Liệu người Triều Tiên có còn hết lòng tin tưởng vào chính quyền Bình Nhưỡng? Điều đó có thể vẫn đúng với rất nhiều người. Nhưng ít nhất, hàng chục nghìn người dân nước này đã biết thế nào là một cuộc sống bên ngoài biên giới.
Ở Hàn Quốc, chiến tranh Triều Tiên được gọi là Chiến tranh 6-25, vì nó bắt đầu ngày 25/6/1950, ở Triều Tiên gọi là Chiến tranh Giải phóng, còn Mỹ thì gọi là "Cuộc chiến bị lãng quên" dù nó kéo dài gần 3 năm, làm hàng triệu binh sĩ và dân thường của các bên thiệt mạng. Trong ảnh là binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc thảo luận tác chiến trên bản đồ, chụp năm 1952. |
Các máy bay chiến đấu F-86 Sabres thuộc Không lực 5 tham gia chiến đấu. Chiến tranh Triều Tiên là lần đầu tiên Sabres đi vào hoạt động. Cuộc chiến kết thúc năm 1953 sau khi hai bên ký kết thỏa thuận đình chiến. Đúng 60 năm sau, nguy cơ về một cuộc chiến tranh liên Triều lần thứ hai đang hiện hữu với nhiều tuyên bố cứng rắn và sự chuẩn bị sẵn sàng của các bên. |
Những phóng viên ảnh của LIFE lăn lộn trên chiến trường, và giống như trong cuộc chiến tranh Việt Nam sau đó, họ chuyển tới thế giới những hình ảnh chân thực nhưng cũng ác liệt nhất của cuộc chiến. Trong ảnh, lính Thụy Sĩ băng bó cho một binh sĩ bị thương trong một trận giao tranh năm 1951. |
Một binh sĩ Hàn Quốc bị thương được cứu chữa. Cuộc chiến bắt đầu năm 1950, giữa một bên là quân đội của Bắc Triều Tiên với sự hỗ trợ của Chí nguyện quân Trung Quốc. Phía bên kia là quân đội của Nam Triều Tiên và lực lượng liên quân nhiều nước do Mỹ dẫn đầu. |
Lúc đầu, miền bắc đánh bật quân miền nam và tiến sâu xuống phía nam bán đảo. Sau một thời kỳ rút lui rồi cầm cự khốc liệt, quân miền nam phản công. Hai bên đi đến đình chiến vào năm 1953 và lấy vĩ tuyến 38 phân chia hai miền. Trong ảnh là một gia đình Triều Tiên đi lánh nạn. |
Cận cảnh một lính Mỹ mặt lấm bùn đất trên chiến trường Triều Tiên năm 1952. |
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến tranh liên Triều. |
Các binh sĩ Mỹ và liên quân các nước theo dõi buổi biểu diễn phục vụ của Jack Benny trên bán đảo Triều Tiên tháng 7/1951. |
Nữ phóng viên ảnh chiến trường Margaret Bourke-White ăn cơm cùng binh sĩ Hàn Quốc ngay tại hiện trường năm 1952. |
Đạn và thuốc súng. |
Lính Mỹ tuần tra tại một ngôi làng trên bán đảo Triều Tiên năm 1952. |
Lính Hàn Quốc trong cuộc chiến khốc liệt 60 năm trước. Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được đến nay bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Cho đến nay hai quốc gia vẫn phát đi những lời lẽ và hành động thù địch. Ngày thống nhất của bán đảo vẫn là một ẩn số. |
0 nhận xét