21/02/2017
Bách Việt xin giới thiệu đến khách hàng cân ô tô 60 tấn được rất nhiều khách hàng tin dùng
Danh mục thiết bị trạm CAN O TO 60 TAN
*. Móng CAN O TO.
*. LOAD CELL ( cảm biến lực )
+ Hãng sản xuất: Keli ( hàng xuất Mỹ )
+ Tiêu chuẩn: OIML
+ Kiểu loadcell thế hệ mới: Cầu bi
+ Độ chính xác loadcell: 0,02%
+ Độ nhạy: 2,0000 mV/V
+ Cấp bảo vệ loadcell: IP68
+ Độ quá tải an toàn loadcell: 150%
*. Màn hiển thị lớn
+ Hãng sản xuất: Keli
+ Chức năng: màn hiển thị 3 Inch, độ sáng 5 lux, màu hiển thị đỏ, hiển thị thông số cân cho lái xe, kết nối với máy tính hoặc máy cân
+ Vị trí lắp đặt: ngoài trời
*. Bàn cân ô tô
- Hãng sản xuất: Tại công ty Bách Việt
- Thông số:
+ Kích thước bàn cân: 10.000x3.000mm
+ 02 modul sắt kết cấu tôn tổ hợp.
+ Tôn mặt 10mm
+ Sơn 2 lớp (01 lớp chống gỉ, 01 lớp sơn trang trí)
+ Khả năng chịu tải: tải trọng thiết kế 80 tấn
+ Kết cấu: cân nổi hai dốc hoặc cân chìm, sử dụng 06 loadcell
định trong khi cân
*. Bộ cộng tín hiệu
+ Hãng sản xuất: Keli
+ Tiêu chuẩn: OIML
+ Thông số: 6 đầu vào, 1 đầu ra
+ Chức năng: phối hợp điện áp từ các cảm biến trọng lượng, đưa về máy cân
*. Đầu cân
+ Model: XK 3118-K8A
+ Hãng sản xuất: Keli ( Mỹ )
+ Độ chia vạch: 50.000
*. Máy tính máy in.
*. Lắp đặt và hiệu chỉnh.
+ Vận chuyển bàn cân, lắp đặt bàn cân.
+ Lắp đặt và đấu nối loadcell
+ Cài đặt phần mềm quản lý trạm cân, đọc, truy xuất dữ liệu, in ấn phiếu cân.
+ Calip toàn bộ bàn cân.
+ Hướng dẫn sử dụng, vận hành và kiểm tra toàn bộ hệ thống cân điện tử.
*. kiểm định.
Kiểm định bằng phương pháp quả chuẩn tĩnh theo tiêu chuẩn chất lượng đo lường Việt Nam.
*. Phần mềm quản lý trạm cân ( Cung cấp miễn phí ).
BẢO HÀNH 24 THÁNG
Công ty TNHH Đo Lường và Công Nghệ Bách Việt
Với ngành nghề chính của chúng tôi là:
- Các loại cân ô tô từ 40, 60 tấn ,150 tấn
- Các loại cân bàn, cân móc treo điện tử
- Tư vấn thiết kế, phần mềm, dịch vụ kỹ thuật, hệ thống thông tin và giám sát
- Tư vấn thiết kế, sản xuất các sản phẩm cơ khí
- Dịch vụ lắp đặt, bảo trì, sua chua can , nâng cấp và phần mềm các loại cân điện tử
- Tư vấn thiết kế, thi công trạm biến áp, hệ thống điện văn phòng - nhà máy
- Các loại cân đóng bao tự động, cân băng định lượng, trạm trộn bê tông
- Các loại Loadcell, đầu điều khiển, hộp nối, thiết bị điện, can dien tu khác
Đài phát thanh RTL của Pháp đưa tin bà Gayet, 41 tuổi, đang tham vấn các luật sư nhằm khởi kiện tạp chí Closer. Bà có thể sẽ kiện vì bị xâm phạm đời tư, sau khi Closer đăng tải 7 tấm ảnh chụp ngoài chung cư của bà ở Paris. Tháng ba năm ngoái, bà Gayet cũng từng khởi kiện xung quanh các tin đồn trên Internet rằng bà có quan hệ tình cảm với tổng thống Pháp.
Trong ấn phẩm đặc biệt ra tuần trước, Closer cho rằng Tổng thống Pháp Francois Hollande đã thăm bà Gayet tại một căn hộ gần điện Elysee mà bạn gái của ông, bà Valerie Trierweiler, không hay biết. Closer cũng đăng những tấm ảnh chụp bà Gayet đi vào căn hộ chung cư và một người đàn ông ngồi trên chiếc xe máy cũng vào trong sau đó. Tạp chí cho rằng người đàn ông chính là Hollande.
Bà Trierweiler, 48 tuổi, phải nhập viện để điều trị từ hôm 10/1 sau khi tin đồn xuất hiện. Gayet cũng ngay lập tức bị ảnh hưởng, khi nữ diễn viên này bị Bộ Văn hóa tước đề cử làm giám khảo cho một học bổng văn hóa tại học viện Villa Medici ở Rome, Italy.
Trong cuộc họp báo mới đây, ông Hollande thừa nhận ông và người bạn gái lâu năm Trierweiler đang trải qua "những thời khắc đau khổ" và cho biết danh phận của bà sẽ được làm rõ trước chuyến thăm Mỹ của ông vào tháng tới. "Nhưng tôi có một nguyên tắc: những vấn đề riêng tư được giải quyết một cách riêng tư. Đây không phải là lúc, cũng không phải là nơi làm điều đó, vì vậy tôi sẽ không trả lời bất cứ câu hỏi nào về cuộc sống riêng tư của tôi", ông Hollande nói.
Những thăm dò ý kiến cho thấy ông Hollande là một trong những tổng thống Pháp ít được lòng dân nhất. Nhiều người Pháp quan tâm đến kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp của ông hơn những chi tiết về đời sống riêng tư.
Bà Ye, 59 tuổi, cô đơn và không nơi nương tựa, lại tiếp tục những ngày lang thang trên khắp các con phố của thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, phía đông Trung Quốc. Bà đang giúp những bậc cha mẹ khác tìm lại những đứa con thất lạc của họ. Bà dành trọn chút sức lực cuối cùng của cuộc đời đau khổ cho công việc mà bà biết rằng cũng là nguyên nhân khiến bà trắng tay.
Hàng chục nghìn đứa trẻ, hầu hết là bé trai, được cho là bị đánh cắp mỗi năm ở Trung Quốc. Phần lớn chúng được bán lại cho các cặp vợ chồng trong nước có nhu cầu có thêm con.
"Con cái bị bắt cóc còn đau đớn hơn ruột gan bị chia năm xẻ bảy", bà Ye nói, mắt nhìn đăm đăm vào tấm bạt mà bà trải ra bên các bến xe buýt, trên đó là những khuôn mặt trẻ thơ bầu bĩnh bị mất tích. "Nếu ai đó xé nát tim tôi, tôi sẽ chết ngay sau đó và không còn biết gì nữa. Nhưng nếu con tôi bị bắt đi và không tìm thấy nữa, mỗi ngày tỉnh dậy, lòng tôi sẽ thắt lại mỗi khi nghĩ đến nó".
Trung Quốc không công bố có bao nhiêu trẻ em bị bắt cóc mỗi năm, nhưng cho hay các lực lượng chức năng đã giải cứu được 24.000 trường hợp chỉ trong 10 tháng đầu năm 2013. Con số này có thể chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với thực tế.
Nhiều đứa trẻ bị bắt cóc từ các gia đình nghèo túng và đem bán cho những nhà giàu ở vùng duyên hải phía đông, nhất là các tỉnh như Phúc Kiến, nơi bà Ye đang sống, ông Deng Fei, một phóng viên nhiều lần giúp tìm kiếm trẻ mất tích, cho biết.
Theo ông, có hàng chục nghìn trẻ em bị bắt cóc ở Trung Quốc mỗi năm và được bán với giá hàng chục nghìn nhân dân tệ. Trên một trang web nổi tiếng về vấn đề này, có 14.000 gia đình đã đăng các thông báo tìm con thất lạc. Cảnh sát đôi khi từ chối khởi tố vụ án do khả năng phá án thấp và cũng không muốn truy tìm những gia đình mua lại đứa trẻ.
Trẻ em ở vùng nông thôn đặc biệt dễ trở thành đối tượng của những kẻ buôn người, bởi ông bà thì đã già yếu, còn cha mẹ chúng thường đi làm xa. Cứ 5 trẻ thì có hai em sống xa cha mẹ.
Tham gia đường dây buôn bán trẻ em còn có những người đáng nhẽ phải có trách nhiệm bảo vệ chúng. Mới đây, một bác sĩ ở tỉnh Thiểm Tây vừa bị kết án tử hình ân hạn hai năm vì bắt cóc và bán 7 trẻ sơ sinh. Bà này nói với cha mẹ những đứa trẻ rằng chúng mắc bệnh nghiêm trọng và thuyết phục họ từ bỏ con, sau đó bà ta đem những đứa trẻ đi bán.
Hồi tháng 10, một cặp đôi ở Thượng Hải đã bán chính con gái của mình để mua điện thoại iPhone. Họ biện minh rằng họ muốn cho con gái một cuộc sống tốt hơn, trong một gia đình giàu có hơn.
Yang Jing, một người mẹ 35 tuổi ở tỉnh tây nam Tứ Xuyên, kể bà đã mất 13 năm để đi tìm lại con trai sau khi cậu bé bị bán cho một cặp vợ chồng giàu có hơn ở tỉnh Giang Tô, bởi chính chồng bà.
"Họ nói với tôi rằng đây không phải là bắt cóc, vì cha thằng bé đưa nó đi", bà Yang kể.
"Tôi không thể ngừng tìm kiếm"
Bà Ye đã lặn lội khắp nhiều tỉnh thành, nhặt rác, rửa bát, vay tiền để làm lộ phí và ngủ trong các công viên, kể từ khi đứa con trai 6 tuổi mất tích năm 1993. Bà gần như kiệt quệ. Chồng bà van xin vợ hãy bỏ cuộc và cuối cùng bỏ bà lại một mình.
Bà cho biết đã tìm thấy nhà của kẻ buôn người vào năm 1995, nhưng mãi đến nhiều năm sau đó, chính quyền mới chịu vào cuộc dưới sức ép của người mẹ đã chẳng còn gì để mất. Năm 2000, ba thủ phạm lĩnh án ba năm tù, và một thập kỷ sau, cảnh sát mới tìm thấy con trai của bà, Lu Jianning.
Đêm trước ngày đoàn tụ, bà Ye không thể chợp mắt nổi. Thế nhưng, đứa con trai mà bà cất công đi tìm suốt hơn chục năm thậm chí không thèm bước đến ôm mẹ. Cậu ta ở lại cùng mẹ một năm, trong khi bà ngày càng chồng chất nợ nần vì vay tiền cho con đi học.
Sau đó, cậu con trai bỏ đi và không hề liên lạc gì với mẹ suốt hai năm qua.
"Tôi không hối tiếc vì đã đi tìm nó. Nó muốn sống thế nào là tùy nó", bà nói. "Khi con bị mất tích, chúng ta không thể không tìm nó".
Bà trải tấm bạt của mình ở những nơi yên tĩnh mà cảnh sát không thể làm phiền và phát cho những người xung quanh các tờ rơi thông báo tìm trẻ lạc, trên đó in hình những gương mặt non nớt.
Hai anh em trai Dou Dou và Yuan Yuan bị bắt cóc từ khi còn là những đứa trẻ mới lọt lòng mẹ cùng một ngày năm 1991. Một nạn nhân khác là một bé gái tóc ngắn, bị bắt cóc trên đường từ trường mẫu giáo về nhà năm 2010. Cô bé được cho là "mặc áo khoác đen trắng" trước khi mất tích.
Một người qua đường tên Zhen chỉ trích rằng chính phủ phải chịu trách nhiệm về tình trạng này vì không quan tâm đến người dân ở các vùng nông thôn.
"Nếu các cặp vợ chồng không phải lên thành phố kiếm sống, họ đã có thời gian để trông nom con cái và số vụ bắt cóc sẽ giảm đi", Zhen nói.
Cuộc tìm kiếm con trai đã cướp đi sức khỏe của bà Ye. Bà ho ra máu và mắt hầu như không còn nhìn thấy gì nữa.
Trọng Gi
0 nhận xét