21/02/2017
Người phụ nữ lấy chồng 'da cam'
Biết chồng nhiễm chất độc da cam, lại từng có một đời vợ, chị vẫn quyết làm vợ anh, lo vun vén cho gia đình và hai đứa con nhỏ. Hai đứa trẻ kháu khỉnh càng lớn càng có biểu hiện nhiễm chất độc từ người cha.
Thấy mẹ vừa đặt bình phun thuốc trừ sâu xuống sân, cô bé Anh Đào nhảy chân sáo đến khoe đang giúp bố nấu cơm. Từ trong căn nhà nhỏ, tiếng anh Hiếu vọng ra, nhắc con vào lấy đũa cả quấy cho gạo khỏi bén.
Gọi là nhà cho sang, thực ra đó là căn bếp nhỏ được sửa làm chỗ trú mưa nắng của vợ chồng chị Lê Thị Bảy ở xã Thọ Lộc (Thọ Xuân, Thanh Hóa) cùng hai đứa con. cân ô tô chất lượng Gian nhà vừa đủ kê chiếc giường, bàn để tivi. Một góc nhà được ốp vài viên gạch hoa để tạm chiếc bếp gas cùng nồi niêu, bát đũa.
Chiếc tivi hơn 2 triệu đồng là tài sản đáng giá nhất trong gian nhà, được mua từ tiền trợ cấp chất độc da cam của anh Lê Viết Hiếu. “Vẫn còn nợ một triệu đồng nhưng phải cố để cho hai đứa nhỏ không phải sang nhà hàng xóm xem phim nhờ”, người đàn ông 38 tuổi cho hay.
Ngồi ở mép giường, chị Bảy đưa tay vuốt những sợi tóc tơ của đứa con gái gầy guộc. cân xe tải Khuôn mặt người đàn bà ngót 40 tuổi sạm đi vì sương gió, chỉ có nụ cười tươi tắn. Nhắc đến nhân duyên của hai vợ chồng, nhiều người vẫn khen chị Bảy dũng cảm, bởi rất hiếm có con gái chưa chồng nào chấp nhận lấy người bị nhiễm chất độc da cam, lại có một đời vợ như anh Hiếu.
Chị Bảy chấp nhận lấy chồng da cam vì thương hoàn cảnh anh Hiếu. Ảnh: Hoàng Phương. |
Năm 2000, anh chị gặp nhau lần đầu do mai mối. Trước đó, Hiếu đã có vợ và một đứa con trai. Nhưng người vợ không chịu nổi cảnh khốn khó của một gia đình toàn người nhiễm chất độc da cam nên đòi ly hôn và bế con về quê ngoại. Thấy anh thui thủi một mình, người họ hàng thương tình, bảo lên xe đạp chở đi chơi rồi thẳng đến nhà chị ở bên Bắc Lương, cách Thọ Lộc một cánh đồng. Hoàn cảnh gia đình chị cũng khó khăn không kém, nhà đông anh em, chị Bảy là út không chịu lấy chồng mà có ý định ở vậy thờ phụng bố mẹ già.
Nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy anh Hiếu, chị tự ái đến ứa nước mắt. Còn anh lóng ngóng vì bất ngờ bị chở đến nhà chị. Anh Hiếu toan đứng dậy ra về nhưng chân yếu không bước đi nổi, đành ngồi lại uống nước. Sau lần ấy, họ có thêm vài lần gặp gỡ. Chị từ chỗ không ưng đến dần quý mến tính thật thà của anh. Anh Hiếu chân thành, nói hết hoàn cảnh của mình cho chị biết. Mưa dầm thấm lâu, nửa năm sau chị đồng ý về làm vợ anh.
Tâm sự về lý do quyết định gắn bó với người chồng da cam, chị bảo: “Lấy anh ấy vì quý mến sự thật thà, cũng vì thương hoàn cảnh nữa. Có lẽ mọi phụ nữ trên đời đều muốn được nhờ cậy chồng, nhưng là duyên số đưa đẩy rồi nên mình không tìm cách tránh”. Anh Hiếu tiếp lời vợ bảo lúc đầu chỉ lên chơi thôi. Vì anh luôn ý thức được số phận không ưu ái cho mình thì không có quyền đòi hỏi. Nhưng sau đó, thấy cô gái nhanh nhẹn, miệng lúc nào cũng cười tươi, anh dần có cảm tình và quyết định tiến tới.
Sau đám cưới là những tháng ngày vợ chồng vật lộn với cuộc sống áo cơm. Gia đình anh Hiếu thuộc vào diện nhiễm chất độc da cam nặng nhất xã. Bố anh là bộ đội chiến đấu ở chiến trường Bình Trị Thiên hơn 20 năm. Bốn anh em sinh ra đều nhiễm thứ chất độc quái ác ấy. Ngoài người em út mất sớm, người anh thứ lập gia đình ở trên thị trấn, còn lại Hiếu và anh trai đầu bị nặng nhất, chân tay teo tóp, sinh hoạt khó khăn.
Chị Bảy cùng chồng gánh vác công việc gia đình anh, chăm sóc cha chồng nằm liệt và người anh trai bị nhiễm chất da cam nặng. Hai vợ chồng ở trong gian buồng rộng hơn 2 m2, chỉ đủ kê chiếc giường và đặt cái bàn nho nhỏ uống nước. Mình chị chăm 6 sào ruộng, lúc nông nhàn thì đi làm thuê, đóng gạch, phụ hồ. Anh Hiếu ở nhà lo cơm nước, giặt giũ. Đi lại khó, nhiều lúc không đứng được, anh phải lê lết trên nền đất để làm việc nhà.
Người dân xóm 12 xã Quỳnh Hậu, Quỳnh Lưu, Nghệ An không ai không cảm phục về sự hy sinh và đảm đang của anh hàng xóm Lê Đình Thắng. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông với vài sào ruộng khoán, lại sớm mồ côi cha, anh phải nghỉ học, lăn lộn với mọi nghề để kiếm sống phụ giúp gia đình.
Hàng ngày, anh Thắng vẫn cặm cụi rửa xe bên đường để mưu sinh, phụng dưỡng mẹ già và chu cấp cho con ăn học. |
Rồi như bao chàng trai khác, anh yêu và kết hôn với một cô thôn nữ ở xã bên và có với nhau 2 cô con gái. Bất hạnh ập đến với anh khi người vợ thân yêu của anh mắc trọng bệnh và mất đi để lại cho anh gánh nặng gia đình với mẹ già và hai con thơ dại. Lúc đó, cô con gái đầu chỉ 18 tháng tuổi và cô con út vừa sinh. Hàng xóm ai cũng thấy xót xa và thương cảm khi chiều chiều anh bồng con đi xin bú nhờ sữa mẹ. Rồi những đêm trái gió trở trời, con ốm đau, anh thức trắng đêm để chăm sóc hai đứa vì thiếu hơi ấm của mẹ.
Anh làm đủ mọi nghề để nuôi sống gia đình mà không hề nghĩ đến việc tái hôn dù anh em họ hàng nhiều lần bàn tới. Thấm thoắt đã 20 năm trôi qua, sống trong cảnh gà trống nuôi con, vượt qua bao khó khăn tủi cực, những gì mà anh làm được đã khiến mọi người phải thán phục. Hiện tại, cô con gái đầu của anh đang là sinh viên năm cuối khoa tài chính - ngân hàng của Học viện Tài chính Hà Nội. Cô út là tân sinh viên Trường Đại học Y Vinh.
Hàng ngày, anh vẫn cặm cụi rửa xe bên đường để mưu sinh, phụng dưỡng mẹ già và chu cấp cho con ăn học. Không phụ lòng của người bố thân yêu, hai cô con gái từ nhỏ đã luôn là con ngoan trò giỏi, luôn là tấm gương của bạn bè làng xóm và là sinh viên xuất sắc của trường. Để giúp bố đỡ vất vả, ban ngày học trên giảng đường, tối về hai chị em nhận công việc làm thêm như rửa bát cho quán ăn và gia sư để trang trải tiền học thêm.
Khi được hỏi về gia cảnh, anh bộc bạch: "Từ nhỏ, tôi sớm chịu cảnh mồ côi cha nên tôi thương hai con tôi lắm, không muốn con sau này phải khổ. Tất cả tình thương tôi dồn hết cho con chỉ mong sau này con tôi sẽ có tương lai tốt đẹp hơn. Cũng may nhờ họ hàng, làng xóm quan tâm động viên về tinh thần lẫn vật chất nên cha con tôi phần nào cũng đỡ tủi thân. Và cũng nhờ có chính sách của Đảng và Nhà nước cho sinh viên vay tiền, nên những hộ nghèo như gia đình tôi mới cho con cái học được đến bây giờ".
Xin chúc gia đình anh, một tấm gương điển hình cho truyền thống hiếu học của nhân dân xứ Nghệ mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống.
0 nhận xét