21/02/2017
Vừa được chính quyền địa phương huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi, giải cứu về nhà sau Tết Giáp Ngọ, bà Đinh Thị Nới và chồng là Đinh Văn Rinh ở thôn Gò Da, xã Sơn Ba vẫn chưa hết hoảng loạn, lo sợ vì hủ tục nghi kỵ "cầm đồ thuốc độc" ở vùng cao heo hút này.
Theo điều tra, sau khi giết bà Đinh Thị Na, chiếm đoạt nhiều gia súc, cân điện tử vì cho rằng nạn nhân đã "cầm đồ thuốc độc" hại chết cha mình, Đinh Văn Hút (26 tuổi, ngụ thôn Gò Da, xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà, Quảng Ngãi) cùng đồng bọn tiếp tục vu oan cho bà Đinh Thị Nới đã bày cách cho bà Na bỏ "đồ độc". Vì tin vào hủ tục nghìn năm nên dân làng không ai phản đối, bênh vực gia đình bà này.
Sau nhiều lần tổ chức tra khảo, đánh đập, câng cấp, sửa chữa can điện tử Hút ép buộc bà Nới thừa nhận đã hướng dẫn bà Na làm túi bỏ "đồ độc" sát hại cha mình. Hắn buộc Bí thư chi bộ thôn cùng già làng tổ chức họp dân "xét xử", buộc bà Nới bán 5 con trâu, 2 con bò, 3 con heo cùng nhiều gà cho thương lái với giá rẻ mạt đề lấy 60 triệu đồng bồi thường cho gia đình mình. Không chỉ chiếm đoạt tài sản, Hút còn kích động người dân truy sát, trừ khử bà Nới, "con ma" hại dân làng.
Đang ăn bữa cơm chiều bên bếp lửa vào một ngày cận Tết, vợ chồng bà Nới cùng 4 người con hoảng hốt khi có hàng chục thanh niên cầm gậy gộc bao vây nhà sàn. Hút đòi bắt bà Nới phải đi theo nhận trừng phạt. Thấy bà run rẩy ôm ghì lấy chồng, đám thanh niên lấy khúc củi đang cháy đỏ rực trên bếp dí vào thân thể bà khiến áo váy bốc cháy cùng thịt da.
"Đau quá tôi buông chồng ra thì bọn chúng lấy dây thắng xe trói tay, lôi ra trước sân nhà tra khảo. Hút và mấy đứa khác dùng cây gỗ đánh đập, đấm, đá khắp người tôi. Tôi không còn biết gì nữa", bà Nới kể.
Sau chuỗi ngày dài chạy trốn, bà Nới trở về vẫn nặng trĩu buồn đau vì toàn bộ tài sản đã không còn nữa. Ảnh: Trí Tín. |
Không chỉ đánh đập bà Nới, Hút và đồng bọn dọa sẽ giết chồng và các con bà này nếu dám can thiệp. Vì thế, họ chỉ biết khóc lóc, xót xa, nghe tiếng mẹ kêu gào thảm thiết dưới trận đòn roi của đám Hút. "Vì sợ dân làng bắt tội liên quan đến bỏ đồ độc sẽ giết chết cả nhà nên cha con tôi đành cắn răng chịu đựng. Sáng hôm sau không thấy vợ đâu, tôi chạy khắp nơi tìm mới biết vợ đã trốn khỏi làng trong đêm", chồng bà Nới nói.
Bà bảo còn nhớ như in cảm giác đau đớn hôm đó. Suốt đêm ngất lịm ngoài sân giá lạnh, đến rạng sáng tỉnh dậy, dù toàn thân tê buốt nhưng bà vẫn cố bò theo đường rừng để lên núi ẩn trốn. Đến gần trưa, bà tiếp tục men theo đường mòn xuống núi phía bên kia, tìm đến nhà con gái Đinh Thị Đên có chồng ở thôn Nước Lác, xã Sơn Kỳ (bên cạnh xã Sơn Ba) trong tình trạng kiệt sức vì đói, lạnh.
Nhận được tin báo sau 2 tuần xảy ra việc Hút đánh chết bà Na, chính quyền địa phương lập đoàn công tác suốt 4 giờ vượt núi, băng rừng về thôn Gò Da kiểm tra thì mới phát hiện bà Nới bị bọn chúng truy sát, kích động dân làng đánh đập tàn bạo phải chạy trốn.
Ông Đinh Xuân Dũng, Chủ tịch UBND xã Sơn Ba cho hay đã động viên bà Nới trở về nhà. Tuy nhiên, ngay trong đêm, Hút cùng nhóm thanh niên trong làng tiếp tục cầm gậy gộc uy hiếp, đe dọa giết chết nên bà Nới lại tất tả rời làng chạy thục mạng suốt hơn 4 tiếng đến nhà Bí thư Đảng ủy xã ẩn náu.
Không chỉ bị đánh đập tàn bạo, bà Nới còn bị Hút cùng đồng bọn ép phải nộp phạt 5 con trâu, 2 con bò, 3 con heo và nhiều con gà nên giờ chuồng trại trống hoác. Ảnh: Trí Tín. |
Để đảm bảo an toàn tính mạng cho bà Nới, chính quyền địa phương quyết định đưa bà về trú tại trụ sở ủy ban xã, ông Rinh vì thương vợ cũng tìm đến tá túc. Tuy nhiên, ngay sau đó, Đinh Văn Quang (con trai bà Na) nghe lời kích động của Hút đã xông vào trụ sở đòi đánh chết bà Nới vì cho rằng mẹ mình chết là do bà này chỉ cách làm túi "đồ độc". Rất may lực lượng công an, dân quân túc trực bảo vệ ở đây đã can thiệp kịp thời.
"Ngoài việc cung cấp thức ăn, bánh kẹo, chúng tôi cử cán bộ túc trực bảo vệ an toàn cho hai vợ chồng bà Nới trong những ngày tết. Sau 14 ngày trú tránh ở trụ sở ủy ban xã, chúng tôi đưa bà Nới về làng, yêu cầu các gia đình trong thôn ký cam kết, hòa giải thì mọi chuyện mới tạm êm xuôi", chủ tịch xã thuật lại.
Đến nay, sau gần 1 tháng phải chịu đựng trận đòn thừa sống thiếu chết của Hút và đám trai làng gây ra, gương mặt của bà Nới vẫn còn sưng húp. Nhiều ngón tay, chân bị trật gân, một loạt những vết sẹo còn đỏ, bầm tím in hằn khắp thân thể người đàn bà. "Hồi giờ có biết cầm đồ thuốc độc là gì đâu, nhưng tôi nói mà không ai tin. Họ đánh tôi dữ lắm, đau lắm", bà Nới nói.
Trong câu hỏi bạn không nêu rõ Giấy khai sinh của con bạn có ghi về phần cha của cháu bé hay không nên có thể xảy ra một trong hai trường hợp như sau:
1. Giấy khai sinh của cháu bé ghi rõ phần cha
Trong trường hợp này, mặc dù hai bạn không phải là vợ chồng nhưng cha cháu bé vẫn được pháp luật thừa nhận. Theo đó, khi cha chết thì cháu bé sẽ được hưởng thừa kế tài sản theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp, cha cháu bé lập di chúc (di chúc hợp pháp) định đoạt cho cháu bé một phần hoặc toàn bộ di sản: Cháu bé sẽ được hưởng di sản của cha để lại theo nội dung di chúc.
Nếu cha cháu bé chết mà không để lại di chúc hoặc tuy có lập di chúc nhưng di chúc có một phần/toàn bộ không hợp pháp: Di sản sẽ được phân chia theo pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Khi đó, cháu bé sẽ được hưởng một phần di sản của cha để lại (những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau).
2. Giấy khai sinh của cháu bé bỏ trống phần cha
Trong trường hợp này cha cháu bé chưa được pháp luật thừa nhận là cha đẻ, mặc dù cháu bé được phía bên nội thừa nhận. Do vậy, để cháu bé được hưởng di sản thừa kế thì cha cháu bé lập di chúc (di chúc hợp pháp) định đoạt cho cháu bé một phần hoặc toàn bộ di sản. Khi đó, cháu sẽ được hưởng di sản của cha để lại theo nội dung di chúc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình, “con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Do vậy, bạn hoặc cháu bé (trường hợp cháu bé đã đủ 18 tuổi) cần phải tiến hành các thủ tục nhận cha trước khi làm thủ tục để hưởng thừa kế.
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và khoản 9 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, để làm thủ tục nhận cha cho con, bạn/cháu bé phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Kèm theo Tờ khai phải xuất trình: giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của cháu bé; các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con (nếu có).
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận, cha là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Khi đăng ký việc nhận cha, các bên phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha đã chết. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, con. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
Trường hợp có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha – con (gia đình người cha không đồng ý) thì bạn/cháu bé (đủ 18 tuổi) phải làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án xác định cha cho con.
Trường hợp nếu không có chứng cứ để xác định quan hệ cha con thì phải tiến hành giám định AND (cha cháu bé chết thì có thể giám định qua họ hàng như: ông – cháu, bà – cháu, anh – em, chị - em,…). Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là TAND cấp huyện nơi người cha cư trú trước lúc chết (theo khoản 4 Điều 27, điểm a khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004).
0 nhận xét