21/02/2017
Tập đoàn Minh Phú (Mã CK: MPC) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2013 và cho biết mức lương bình quân mỗi nhân viên đạt 3,56 triệu đồng một tháng. So với cùng kỳ năm trước, mức lương này tăng 9%. Cuối năm 2013, Minh Phú có tổng cộng 9.604 nhân sự.
8 năm trước, lương bình quân đầu người tại tập đoàn là 1,8 triệu đồng một tháng. Khi đó, số lượng cán bộ nhân viên tại Minh Phú chỉ bằng hơn một phần năm quy mô hiện tại, tương đương 2.263 người.
Diễn biến lương bình quân nhân viên Tập đoàn Minh Phú 8 năm qua. Ảnh: MPC |
Cũng trong năm qua, tập đoàn đã chi 420 triệu đồng để làm thù lao cho hội đồng quản trị. Hiện Minh Phú có 5 thành viên trong hội đồng này, bao gồm các ông Lê Văn Quang, Chu Văn An, Jean-Eric Jacquemin và bà Chu Thị Bình, Đinh Ánh Tuyết. Như vậy, mỗi thành viên trong hội đồng quản trị của Minh Phú có thể nhận thù lao 7 triệu đồng một tháng.
Mới đây, Tập đoàn Minh Phú vừa đăng ký mua lại hơn 16 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian từ ngày 7/4 đến 7/5 nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông trước khi hủy niêm yết. Kế hoạch n sẻ với khoản lãi sau thuế gần 294 tỷ đồng, tăng gấp 18 lần so với năm 2012. Tại ngày 31/12/2013, vốn chủ sở hữu công ty là 1.584 tỷ đồng.
Tập đoàn Minh Phú tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Minh Phú, thành lập năm 1992. Năm 2006, công ty chuyển đổi từ mô hình gia đình sang dạng cổ phần và niêm yết lên sàn chứng khoán. Hiện Minh Phú có 9 công ty thành viên và lĩnh vực hoạt động chính là xuất khẩu tôm ra thị trường quốc tế.
CÂN BÀN 150KG ZEMIC
Thông tin sản phẩm và chức năng cân điện tử bàn 150kg :
- Khung được làm hợp kim không gỉ, mặt bàn cân làm bằng Inox.
- Khách hàng có thể lựa chọn cân toàn bộ bằng Inox
- Chân đế di chuyển mọi địa hình, thiết kế vững chắc cho nhiều lĩnh vực trong ngành sản xuất. chế tạo, vân chuyển..
- Chính xác cao( độ phân giải bên trong: 1/15,000) .
- Màn hình hiển thị LED xanh dể đọc.
- Chức năng tự kiểm tra pin.Tự động sáng đèn LED, tự động tắt nguồn.
- Màn hình hiển thị bằng trục đứng , phím chuyển đổi đơn vị kg/lb..
- Thiết bị đạt độ chính xác cấp III theo tiêu chuẩn OIML.
- Thiết kế theo kiểu dáng công nghiệp. Phù hợp trong ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Thiết kế chống bụi, cũng như sự ảnh hưởng của môi trường.
- Chức năng cân: cân kiểm tra, trừ bì,
- Cân thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam
Tân Phát cung cấp thêm dịch vụ sửa chữa cân điện tử, cân bàn, cân sàn, cân ô tô nhằm phục vụ khách hàng được chu đáo hơn về chất lượng của từng sản phẩm
Mọi chi tiết xin liên hệ:
HOTLINE: 0963.936.056
Công ty Cổ phần Công nghệ Tự động Tân Phát
trụ sở chính: 45C, 313/12 Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội
(TRUNG TÂM: TÀI CHÍNH, GIAO DỊCH, THƯƠNG MẠI, NHÂN SỰ)
Tel: 04 6285 1557 / Fax: 04 6285 1559
Chi nhánh 1: Thôn Duyên Linh, Xã Duy Tân, H. Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương
(XƯỞNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM CƠ KHÍ)
Tel: 0320 3824 776 / Fax: 0320 3824 776
Chi nhánh 2: SN 18, Khu Hòa Đình 3, P.Võ Cường, TP. Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
(TRUNG TÂM: GIAO DỊCH, THƯƠNG MẠI, NHÂN SỰ, BẢO TRÌ SỬA CHỮA)
Tel: 0241 3896 454 / Fax: 0241 3896 454
E-mail: tpautotech@gmail.com
Đề án nêu trên được giới chuyên gia và các nhà quản lý thảo luận tại các cuộc hội thảo trong khuôn khổ Festival Thủy sản Việt Nam 2014 tại Phú Yên. Cụ thể, đề án đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất và xuất khẩu thủy sản đạt trên 6% một năm. Mức sống của cộng đồng ngư dân ven biển cũng được nâng lên khi đến năm 2020, thu nhập bình quân lao động cao gấp 2,5 lần so với 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu từ cá tra và tôm lên 8 tỷ USD.
Ngư dân miền Trung được mùa thủy sản từ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh:Trí Tín. |
Tại hội nghị, các đại biểu thống nhất quan điểm phát triển ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ nay đến năm 2020 cần thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm gồm nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm chủ lực gồm cá ngừ đại dương, tôm nuôi công nghiệp (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) và cá tra hiện chiếm 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản, trong đó các sản phẩm cần được ưu tiên đầu tư như rong biển, nhuyễn thể hai vỏ, tôm hùm, tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, cá nước lạnh.
Theo các chuyên gia, có thực tế là mặt hàng cá tra, cá ngừ đại dương xuất khẩu chưa đẩy mạnh trong khâu chế biến sản phẩm là nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu chưa tận dụng triệt để.
Ông Ngô Đình Tuấn, Chuyên gia tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, Việt Nam đang xuất khẩu nguyên liệu thô. "Nếu chúng ta tái cơ cấu chỉ một loại cá tra, đưa tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm chế biến lên đạt 50% sản phẩm giá trị gia tăng và giảm giá trị phi lê xuống dưới 50% thì việc tái cơ cấu về chế biến này đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho ngành thủy sản Việt Nam".
Theo ông Tuấn, giải pháp thị trường xuất khẩu phải có tính chất lâu dài và bền vững, mang sức cạnh tranh thị trường, tránh được những rào cản thương mại.
Còn ông Nguyễn Huy Điền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khẳng định, tái cơ cấu thủy sản phải áp dụng giải pháp khoa học công nghệ trong khai thác lẫn nuôi trồng để nâng cao giá trị và năng suất sản lượng. "Ví như con cá ngừ đại dương nếu đánh bắt đúng kỹ thuật, bảo quản tốt, chất lượng cao thì có thể xuất khẩu bán được 100 USD nhưng một khi đã để ươn thối và biến chất thì tụt xuống chỉ còn 10 đến 20 USD mỗi kg”.
Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản Việt Nam chú trọng tăng sản lượng khai thác vùng biển xa bờ, bảo quản, nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu.Ảnh:Trí Tín. |
Ông Điền đề xuất, trong đề án tái cơ cấu cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ ao nuôi tới thị trường tiêu thụ. Trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò quan hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Giảm tỷ trọng khai thác ven bờ… từ 1,2 triệu tấn xuống 800.000 tấn, tăng sản lượng khai thác xa bờ từ 1 triệu tấn lên 1,4 triệu tấn vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu tái cơ cấu, ngành thủy sản Việt Nam đang tính đến những giải pháp về quy hoạch, tổ chức, đầu tư, chính sách, khoa học công nghệ, thị trường và hợp tác quốc tế. Tổng cục Thủy sản sẽ kết hợp với Bộ Công Thương và các địa phương tổng điều tra và sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến theo hướng tập trung ở các cụm công nghiệp gắn liền với vùng nguyên liệu tập trung để giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và dễ quản lý. Quy hoạch lại hệ thống nhà máy chế biến thủy sản cho phù hợp với từng vùng sản xuất nguyên liệu, từng thị trường và vùng miền đất nước.
Trao đổi với VnExpress.net, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, Bộ xác định hiện đại hóa phương tiện tàu cá là một trong những đột phá tái cơ cấu ngành thủy sản. Chính phủ đang giao Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế tín dụng cho vay với lãi suất ưu đãi với hình thức tài sản thế chấp là chính con tàu. Đề án tái cơ cấu không chỉ đặt mục tiêu là giúp ngư dân sản xuất hiệu quả mà còn yên tâm bám biển bảo vệ chủ quyền quốc gia.
"Chính phủ đang xây dựng quỹ bảo hiểm cho bà con ngư dân, thành lập lực lượng kiểm ngư, tăng cường đội ngũ thanh tra chuyên ngành để đảm bảo an toàn tính mạng cho ngư dân khi ra khơi. Hiện đại hóa thông tin, tích hợp nhiều tính năng ưu việt nhất làm sao liên lạc cảnh báo kịp thời giúp ngư dân chủ động phòng tránh rủi ro thiên tai lẫn nhân tai trên biển", ông Tám cho hay.
0 nhận xét