21/02/2017
Khu biệt thự triệu USD hoang vắng ở Dung Quất
Từng là nơi phục vụ ăn nghỉ cho gần 900 chuyên gia, kỹ sư xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, hơn 2 năm qua khu biệt thự Thiên Tân vắng bóng khách.
Năm 2005, Tỉnh Quảng Ngãi giao Công ty CP Đầu tư & Xây dựng Thiên Tân khảo sát tại Khu kinh tế Dung Quất tìm địa điểm phù hợp xây dựng khu nhà ở cho đội ngũ chuyên gia, kỹ sư. Công ty đã chọn khu đất đắc địa rộng 22 ha ở trên quả đồi cao, không gian mở về hướng biển giữa đô thị mới Vạn Tường.
Cổng vào khu biệt thự Thiên Tân ở khu đô thị mớ Vạn Tường, Khu kinh tế Dung Quất.Ảnh: Trí Tín. |
Đến tháng 7/2006, 72 biệt thự, cùng 160 phòng đơn lập và hai khu dịch vụ gồm hồ bơi, sân tennis, siêu thị mini hoàn thành với tổng vốn 100 tỷ đồng (tương đương hơn 5 triệu USD).
Đây cũng là lúc cao điểm có gần 900 chuyên gia, kỹ sư từ 29 quốc gia trên thế giới đến Quảng Ngãi xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất. Khu biệt thự Thiên Tân bỗng chốc trở thành "mái nhà chung" cho nguồn nhân lực Tổ hợp nhà thầu Technip. Đến tháng 6/2010, kết thúc dự án, các chuyên gia, kỹ sư lần lượt về nước, nơi đây rơi vào tình cảnh hoang vắng cho mãi đến nay.
Sau khi các chuyên gia, kỹ sư của Tổ hợp nhà thầu Technip rút đi, một số nhà thầu tham gia bảo dưỡng nhà máy lọc dầu Dung Quất đến từ Hàn Quốc, nhà đầu tư dự án thép Quảng Liên (Đài Loan), Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản) đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất đặt vấn đề thuê khu biệt thự thế nhưng sau đó đổi ý.
"Từ giữa năm 2010 đến nay, trung bình mỗi tháng công ty chi phí khoảng 70 triệu đồng để trả lương cho công nhân chăm sóc cây, cảnh quan, bảo dưỡng khu biệt thự. Dự án mới hoàn vốn, chưa sinh lãi thì rơi vào tình trạng trống vắng kéo dài thế này", ông Huỳnh Kim Lập, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân cho biết.
Không gian khu biệt thự nằm ở đồi cao, hướng về phía biển. Ảnh: Trí Tín. |
Ông Lập hy vọng chờ đến khi cơn suy thoái đi qua, nền kinh tế phục hồi, nhà nước quan tâm đầu tư vào khu đô thị mới Vạn Tường thì khu biệt thự này lại có giá trị.
"Nhà nước cần có cơ chế đặc thù kêu gọi, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ công cộng nhằm tạo sức hút dân cư đến ở thì mới mong các dự án bất động sản ở khu đô thị mới Vạn Tường, Khu kinh tế Dung Quất sống được", ông Lập đề xuất.
Ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết, dẫu giờ đây khu biệt thự Thiên Tân đang trong tình trạng bỏ hoang nhưng trước đó doanh nghiệp đã hoàn thành mục tiêu đầu tư ban đầu của dự án. Cụ thể là đã đáp ứng nhu cầu cấp bách về nơi ăn, ở cho đội ngũ chuyên gia, kỹ sư xây dựng nhà máy lọc dầu. Do vậy, tài sản trên đất hiện tại thuộc về sở hữu chủ đầu tư nên họ có trách nhiệm tìm hướng tiếp tục kinh doanh của mình khi có thời cơ trong thời gian tới.
'Không có phép màu giúp bất động sản bật dậy'
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng gói tín dụng 30.000 tỷ đồng không phải là liều thuốc chữa bách bệnh làm địa ốc bật dậy mà chỉ là hỗ trợ thị trường ấm dần lên.
Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ hiện là cố vấn cao cấp cho cơ quan này.cân ô tô Dưới đây là bài viết của ông quanh chủ đề nên hay không nên giải cứu thị trường bất động sản.
Gần đây thông tin giải cứu bất động sản gây xôn xao dư luận. Tôi cho rằng không nên dùng từ "giải cứu" mà chỉ nên dùng từ "tác động khi thị trường đang khó khăn". Về nguyên tắc, một số nước như Mỹ, Thái Lan, Singapore trước đây cũng giải cứu địa ốc. Nhưng các quốc gia này chỉ ra tay khi thị trường bất động sản tác động xấu gây nên khủng hoảng tài chính hoặc kinh tế. Họ đặt ra vấn đề giải cứu vì hệ lụy phát sinh chứ không phải vì bản thân thị trường bất động sản.
Bất động sản Việt Nam hiện chưa gây tác động xấu vào kinh tế cũng như lĩnh vực tài chính, mà mới ảnh hưởng tới một số doanh nghiệp. Vấn đề giải cứu chỉ đặt ra khi nền kinh tế khủng hoảng, tôi muốn nhắc lại như vậy. Ai buôn bán lỗ cũng kêu "Nhà nước ơi, cứu tôi với" thì không được. Tôi cho rằng, vào thị trường phải chấp nhận "cuộc chơi", thắng có tiền bỏ túi, thua phải chấp nhận.
Gói hỗ trợ sẽ mang tính tích cực nhưng không phải là liều thuốc bách bệnh làm bất động sản có thể sáng bừng lên. Ảnh: Hoàng Lan. |
Một số ý kiến cho rằng, bất động sản hồi phục thì kéo theo gần một trăm mặt hàng vật liệu xây dựng sống sót. Theo tôi, chuyện kéo theo hay không kéo theo không quan trọng mà điều quan trọng là kinh tế đang đình đốn, do đó cần làm cho vận hành ổn định. Bất động sản liên thông với thị trường tài chính, ngoài ra còn giữ nguồn vốn lớn nên khi địa ốc khó khăn sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định. Chính vì vậy, khi bất động sản có tác động xấu, cần phải xem "tắc" ở đâu. Hiện nay một số doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn, giải thể, phá sản và Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ cùng với các giải pháp như miễn giảm tiền thuế... Điều này sẽ đỡ sức nặng tài chính đè lên doanh nghiệp.
Gói 30.000 tỷ đồng không phải là để hỗ trợ cho tất cả doanh nghiệp bất động sản mà chỉ giúp cho doanh nghiệp cũng như người mua nhà thu nhập thấp, xã hội và nhà thương mại giá rẻ. Trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp được vay với lãi suất 6% trong khi trước kia con số này lên tới 25-26% đã là một nỗ lực lớn. 30.000 tỷ chia cho cả bên cung và cầu. Hiện không có số liệu chính xác về hàng tồn kho, về số doanh nghiệp cần hỗ trợ cũng như bao nhiêu người có nhu cầu vay để mua nhà. Trong khi số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy Hà Nội và TP HCM tồn khoảng 20.000 căn nhà. Còn theo Quỹ đầu tư Dragon Capital, tồn kho căn hộ lên đến 70.000.
0 nhận xét