21/02/2017
Hôm nay tư vấn về mô hình trường cấp 3 kiểu mới
14h chiều nay, Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT và ông Nguyễn Xuân Phong, quyền Hiệu trưởng THPT FPT sẽ tư vấn cho độc giả VnExpress về mô hình trường cấp 3 kiểu mới cùng chương trình học bổng.
Trường THPT FPT được thành lập vào tháng 3 tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội. Đây là hệ phổ thông nằm trong Đại học FPT, hoạt động theo mô hình trường nội trú chất lượng cao với định hướng nghề nghiệp tương lai sớm cho học sinh. Các em sẽ học tập, sinh hoạt, rèn luyện từ thứ 2 đến hết thứ 6 hàng tuần ở môi trường tiêu chuẩn quốc tế, tập trung và khép kín. Hai ngày cuối tuần, học sinh không phải học thêm, làm bài tập về nhà, thay vào đó là dành hoàn toàn cho gia đình và các hoạt động xã hội.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Đại học FPT. |
Chương trình đào tạo tại THPT FPT được xây dựng với các điểm mới như: định hướng giáo dục quốc tế; tăng cường tiếng Anh và công nghệ thông tin; phát triển cá nhân toàn diện. Ngoài kiến thức phổ thông nền tảng, trường còn giúp học sinh hướng tới các chương trình giáo dục đại học chuẩn quốc tế tại Việt Nam như Đại học FPT hoặc đi du học.
Bên cạnh đó, chương trình phát triển cá nhân toàn diện, môi trường học tập, hệ thống câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa phong phú cũng giúp phát hiện và hình thành sớm niềm đam mê ở học sinh. Điều này hỗ trợ các em định hướng đúng nghề nghiệp, phát triển tính tự lập và tư duy phản biện, sáng tạo.
Nguyễn Xuân Phong, quyền Hiệu trưởng THPT FPT. |
Năm nay, THPT FPT tuyển sinh 150 chỉ tiêu, dành cho học sinh THCS tại Hà Nội và các tỉnh lân cận có học lực, hạnh kiểm năm lớp 9 đạt loại khá trở lên, đồng thời, vượt qua bài kiểm tra năng lực tư duy của trường (tổ chức vào ngày 2/6).
Học lực khá mới được thi vào lớp 10 chuyên
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa hướng dẫn công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2013-2014. Học sinh phải trải qua vòng sơ tuyển, căn cứ vào kết quả dự thi chọn học sinh giỏi, thi tài năng, xếp loại học lực 4 năm cấp 2...
Năm nay, Hà Nội sẽ tuyển 42 lớp chuyên vào 4 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây. Sở Giáo dục Hà Nội nhắc nhở, khi đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 chuyên, học sinh phải căn cứ vào khả năng học tập, môn chuyên và lịch thi. Mỗi em được chọn tối đa hai trong bốn trường nêu trên.
Thí sinh phải xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên, xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên mới đủ điều kiện dự tuyển vào các lớp chuyên.
Vòng sơ tuyển, các trường sẽ căn cứ vào tiêu chí để đánh giá bao gồm: kết quả dự thi chọn học sinh giỏi, thi tài năng của địa phương, toàn quốc..., kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp 2 và kết quả tốt nghiệp THCS. Những học sinh có tổng điểm sơ tuyển từ 10 trở lên sẽ được tham gia thi tuyển.
Tại vòng thi tuyển, học sinh phải dự thi môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (gọi tắt là các môn không chuyên) và môn chuyên, trong đó hai môn Ngữ văn, Toán cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên. Đề thi tự luận, riêng môn Ngoại ngữ sử dụng hình thức phù hợp để đánh giá cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Học sinh thi vào lớp 10. Ảnh: Hoàng Hà. |
Theo quy định, thời gian làm bài thi môn không chuyên là 120 phút, môn chuyên Hóa học và Ngoại ngữ 120 phút, còn các môn khác là 150 phút. Điểm thi các môn không chuyên tính hệ số 1, điểm thi môn chuyên tính hệ số 2.
Các trường xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cân ho từng môn chuyên. Nếu xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm bằng nhau thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên: có điểm thi môn chuyên đăng ký dự thi cao hơn, điểm sơ tuyển cao hơn, điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi năm học lớp 9 cao hơn...
"Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 can ot o phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1 điểm. Nếu đã trúng tuyển NV1 các em sẽ không được xét tuyển NV2 và khi hạ điểm chuẩn các trường chỉ nhận học sinh đăng ký NV1", Phó giám đốc Sở Đoàn Hoài Vĩnh cho biết.
0 nhận xét