21/02/2017
Hà Nội quyết lấy đất nhà máy rượu, dệt kim xây trường học
Trước sự chậm trễ trong công tác thu hồi một phần đất của nhà máy rượu Hà Nội và dệt kim Đông Xuân để xây trường học, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định thành phố sẽ quyết tâm hoàn thành vào cuối 2013.
Là người cuối cùng trả lời chất vấn chiều 5/7, Phó chủ tịch UBND Nguyễn Thị Bích Ngọc nhận câu hỏi của tổ đại biểu Hai Bà Trưng về việc di chuyển các nhà máy ra khỏi nội đô để dành đất xây dựng hạ tầng xã hội. Cụ thể là chuyển Nhà máy Rượu Hà Nội, Nhà máy dệt kim Đông Xuân.
“UBND thành phố đã trả lời bố trí một phần diện tích đất và phê duyệt đầu tư để xây dựng trường học, nhưng đến nay chưa được giải quyết, trong khi đó Trường tiểu học - THCS Lê Ngọc Hân học sinh vẫn phải học chung ở một địa điểm trên diện tích chật chội. Đề nghị UBND thành phố cho biết nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp và tiến độ thực hiện?”, các đại biểu tổ Hai Bà Trưng chuyển câu hỏi.
Nhà máy rượu Hà Nội. Ảnh: ANTĐ. |
Theo Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc, cả hai khu đất đã được Sở Quy hoạch và Kiến trúc nghiên cứu bố trí để xây dựng trường học. load cell Tại Nhà máy Rượu Hà Nội tại số 94 phố Lò Đúc, diện tích dành để xây dựng trường là hơn 3.500 m2 và để phục vụ tách cấp cho Trường tiểu học Lê Ngọc Hân. Hiện, học sinh cấp 1, 2 Lê Ngọc Hân vẫn phải học chung ở một địa điểm tại số 41 phố Lò Đúc.
Còn khu đất Nhà máy Dệt kim Đông Xuân tại số 67 phố Ngô Thì Nhậm cũng được Sở Quy hoạch và Kiến trúc chấp thuận bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng với một ô đất 4.000 m2 để đầu tư xây dựng trường tiểu học Ngô Thì Nhậm. Bà Ngọc cho biết, chủ đầu tư đã báo cáo, ô đất tại nhà máy rượu Hà Nội hiện đã giải phóng mặt bằng, chưa cắm mốc giới và xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh ô đất.
”UBND thành phố giao UBND quận Hai Bà Trưng đôn đốc, phối hợp nhà đầu tư và các Sở, ngành sớm hoàn thành bàn giao mặt bằng các ô đất trường học nêu trên để triển khai dự án đầu tư xây dựng trường tiểu học phục vụ dân cư khu vực trong quý 3, quý 4 năm 2013”, bà Ngọc cho hay.
Tuy nhiên, phần trả lời của vị Phó chủ tịch không làm Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam hài lòng. Theo ông, vấn đề này vẫn “nói lại đúng như trước đây”, chưa có mới so với câu trả lời của một Phó chủ tịch UBND khác là ông Nguyễn Văn Sửu từng trả lời ban Pháp chế. Và thực tế là từ 2009 tới nay nhà máy rượu và dệt kim chưa giao đất để xây trường học. Ông Nam cho rằng việc để quận Hai Bà Trưng lấy được một phần đất của doanh nghiệp để xây trường là việc không bao giờ có và đề nghị thành phố đưa giải pháp cụ thể.
Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc trả lời, thời gian vừa qua, việc giải quyết nhu cầu xây trường học công lập ở các quận nội thành đã được thực hiện rất quyết liệt. “Lâu lắm rồi quận Hai Bà Trưng và Đống Đa mới thu hồi được nhiều đất của doanh nghiệp đang sử dụng để giao cho các trường học, phục vụ thế hệ trẻ. Tôi sẽ cho kiểm tra, đôn đốc và quyết tâm trong quý 3, 4, sẽ tìm giải pháp cụ thể và báo cáo HĐND vào cuối năm”, bà Ngọc nói.
Vừa rời bục trả lời chất vấn, Chủ tịch HĐND Ngô Thị Doãn Thanh đã chất vấn bà Ngọc: “Tóm lại là khi nào có thể thu hồi”. “Chúng tôi quyết tâm trong quý 3, đầu quý 4”, bà Ngọc trở lại bục, khẳng định.
Ghi nhận câu trả lời, Chủ tịch HĐND “chốt” thời hạn cho việc thu hồi 2 diện tích đất này vào tháng 12/2013.
Chủ tịch HĐND Ngô Thị Doãn Thanh cảm ơn Phó chủ tịch UBND đã khẳng định rõ thời điểm thu hồi đất của doanh nghiệp để mở rộng trường Lê Ngọc Hân. Theo bà Thanh, vấn đề trường công lập, đặc biệt là trường mầm non liên tục được các đại biểu HĐND chất vấn nhiều năm nay.
“Theo trả lời của Phó chủ tịch UBND, từ nay tới cuối năm các khu đất còn lại sẽ làm xong thủ tục xây dựng. Hy vọng, các địa điểm này sẽ có trường học vào 12/2013”, bà Thanh nói.
Ngư dân Đà Nẵng bắt được hải cẩu 30 kg
Đang đánh bắt ở vùng biển Đà Nẵng cách bờ hơn 5 km, một ngư dân phát hiện hải cẩu mắc vào lưới nên đưa về bàn giao cho cơ quan chức năng.
5h sáng nay, ngư dân Nguyễn Văn Xu (38 tuổi, trú phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) làm nghề thả lưới trên biển. Khi cất lưới, anh Xu phát hiện con hải cẩu lớn đang vùng vẫy trong lưới.
Cá thể hải cẩu nặng 30kg ngư dân Xu bắt được. Ảnh: N.Đ |
Anh Xu cẩn thận đưa hải cẩu lên tàu, đặt vào chiếc thùng lớn và đưa vào bờ bàn giao cho Đồn biên phòng Phú Lộc (thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng TP Đà Nẵng). Con hải cẩu dài 0,8 m, nặng 30 kg, thuộc nhóm động vật quý hiếm.
Đến 8h, bộ đội biên phòng cùng Chi cục Thủy sản và chủ phương tiện đã thả hải cẩu về biển cách bờ 9 km. Đại diện Chi cục Thủy sản đã khen ngợi tinh thần tự giác của ngư dân Xu và đang đề xuất Sở Nông nghiệp khen thưởng anh này.
Ngôi nhà cấp 4 của mẹ con Thương khuất sau xóm nhỏ ở xã Nghi Diên (Nghi Lộc, Nghệ An). Gặp người lạ, cô gái dáng cao gầy, nước da xanh tái thoáng chút e ngại. Thương kể, sau thời gian điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội), cô trở về quê và đều đặn 3 tháng một lần lên thăm khám. Lần mới nhất cô trở lại bệnh viện cách đây hai tuần.
Từ khi điều trị, các vết thương đã gần như lành lặn. Tại vùng má trái và ngực, nơi có hai hình xăm con rết, dù bị phẫu thuật bóc tách một phần thịt, song hiện tại vết thương đã lành lặn nhiều. "Em ăn không được bao nhiêu, mỗi bữa chỉ lưng bát cơm. Giấc ngủ thì đã ngon hơn thời gian trước. Tuy nhiên cũng có đôi lúc bị giật mình tỉnh dậy mồ hôi ướt đẫm áo...", cô gái kể và cho biết do vẫn phải ăn kiêng một số món như trứng, rau muống, rau dền...
Ngôi nhà của mẹ con Thương ở Nghệ An. Ảnh: Hải Bình. |
Bà Trần Thị Hoa (mẹ Thương) ngồi kế bên tiếp lời, được mọi người động viên, Thương đã không còn quá u uất như những ngày mới xảy ra sự việc. Nhưng có thể do điều trị hóa chất nhiều nên sức khỏe của em còn yếu, sụt cân nhiều (hiện nặng 43 kg). Hàng ngày Thương chỉ quanh quẩn giúp mẹ nhặt rau lợn, quét dọn nhà cửa và nấu cơm, chứ chưa làm được việc gì khác.
Bà Hoa có 5 người con (Thương là con gái thứ hai), chồng bị bệnh mất sớm, đứa con út hiện học mẫu giáo bé. Cũng vì hoàn cảnh khó khăn nên mấy chị em Thương không ai được học hành đến nơi đến chốn, riêng Thương mới học hết lớp 5 rồi cùng chị gái vào miền Nam làm thuê. Từ ngày Thương bị nạn, cuộc sống của mẹ con bà Hoa trở nên đảo lộn.
Thời gian con gái mới gặp nạn, nhiều đêm bà Hoa không chợp nổi mắt vì thương con và lời bàn tán xì xào của làng xóm. Ròng rã hơn một năm qua bà cùng con gái bắt xe khách ra Hà Nội chữa trị vết thương, rồi tiếp xúc với cơ quan chức năng. Cũng từ đó công việc ruộng vườn của gia đình bị bỏ bê. Để có thu nhập, bà Hoa chuyển sang bán hàng ở đầu ngõ. Sáng sớm bà đi mua dăm ba cân thịt của chủ lò mổ rồi về lán nhỏ bán kiếm ngày vài ba cân gạo.
"Tôi chỉ mong nhất là sức khỏe của cháu phục hồi nhanh và cháu kiếm được một việc gì đó phù hợp cho khỏi buồn", bà Hoa tâm sự và cho biết cách đây hơn một tháng Thương làm hồ sơ xin đi làm công nhân ở một số công ty trên TP Vinh, nhưng vì chưa có bằng cấp 2 nên hiện tại chưa nơi nào tiếp nhận.
"Em ước mơ kiếm được một công việc gì đó phù hợp để đi làm, quên đi quá khứ và phụ giúp mẹ nuôi các em ăn học...", cô gái 23 tuổi tâm sự.
Ông Phạm Đình Chương, Trưởng công an xã Nghi Diên cho biết, từ ngày xảy ra vụ việc, chính quyền địa phương đã động viên rất nhiều để Thương vượt qua mặc cảm trở lại với cuộc sống bình thường.
0 nhận xét