21/02/2017
Mở cửa, Tập đoàn DOJI báo giá vàng miếng SJC ở 35,30 - 35,36 triệu đồng. Chiều bán không thay đổi so với cuối tuần nhưng giá mua hạ 10.000 đồng theo diễn biến thế giới. Còn Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) bán ra rẻ hơn DOJI 10.000 đồng, mua vào cũng thấp hơn 20.000 đồng ở cùng thời điểm.
Tại Hà Nội, Công ty Đầu tư Vàng Phú Quý bán ra ở 35,36 triệu đồng, sua chua can dien tu nhưng doanh nghiệp này có giá mua vào từ khách khá cao so với các công ty khác, hiện ở 35,33 triệu đồng. Chênh lệch giữa giá vàng trong và ngoài nước đang ở mức cao 4 triệu đồng.
Lần đầu tiên thị trường đạt mức giá trên 35 triệu đồng là vào cuối năm 2010. Ảnh: Anh Quân |
Từ đầu năm đến nay, mỗi lượng vàng SJC đã giảm 11,3 triệu đồng. Thị trường trong nước đang hướng đến năm giảm giá đầu tiên kể từ khi năm 2001. Đà leo thang kéo dài 12 năm từng đưa giá vàng lần đầu đạt mốc 35,3 triệu đồng như hiện nay vào tháng 11/2010.
Còn hơn nửa tháng nữa sẽ kết thúc năm 2013.candientuTheo thông lệ, giá vàng thường tăng mạnh vào cuối năm. Tuy nhiên, từ 2011, những tháng cuối năm đều chứng kiến giá rơi mạnh.
Các chuyên gia thế giới cho rằng sau những gì đã thể hiện năm 2013, giá vàng sẽ tiếp tục đối diện nhiều khó khăn trong năm 2014. Tuần trước, Ngân hàng UBS AG đã hạ dự báo giá trung bình của năm sau từ 1.325 USD xuống 1.200 USD.
Thậm chí về dài hạn hơn đến 2017, quan điểm của Ngân hàng này về giá vàng cũng không sáng sủa hơn. UBS AG cho rằng trung bình giá năm 2016 ở 1.250 USD, và giảm về 1.210 USD năm 2017.
"Thách thức với vàng không chỉ vì lực bán của giới đầu tư, mà bởi một số chất xúc tác khác trong tương lai. Vàng ít có khả năng lấy lại được mức cao trong quá khứ", báo cáo của Ngân hàng này viết.
Với dân số trên 22 triệu người và là một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất trên thế giới, Australia là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Mức tiêu thụ thủy sản bình quân một người mỗi năm của Australia gia tăng nhanh chóng từ 9kg vào những năm 1950 lên 20 kg hiện nay.
Hàng năm, Australia nhập khẩu 200.000 tấn thủy sản, trị giá khoảng 1 tỷ USD, trong đó Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ ba sau New Zealand và Trung Quốc. Theo Hiệp hội Nhập khẩu Thủy sản Australia (SIAA), tôm là mặt hàng thủy sản Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất vào Australia.
Năm 2012, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt trên 101 triệu USD, tăng 25,7% so với năm 2011, chiếm 55% tổng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này. 10 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Australia tiếp tục tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái và Việt Nam vẫn duy trì vị trí hàng đầu trong nguồn cung tôm cho nước này.
Thống kê từ Trung tâm thương mại thế giới cho thấy 9 tháng đầu năm 2013, Việt Nam là nước cung cấp tôm chế biến lớn thứ hai sau Trung Quốc và đứng thứ 4 về cung cấp tôm nguyên liệu đông lạnh cho thị trường này.
Ngày 27/11, tại trung tâm thành phố Sydney, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney, Thương vụ Việt Nam tại Australia phối hợp với Hiệp hội Các nhà nhập khẩu thủy sản Australia tổ chức buổi giới thiệu về ngành thủy sản Việt Nam và tiệc các món ăn hải sản xuất xứ từ Việt Nam.
Đông đảo doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản Australia, các chủ nhà hàng cùng nhiều thực khách ưa chuộng ẩm thực Việt Nam đã tới tham dự và thưởng thức các món ăn từ tôm, cá basa, cá chẽm..
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà nhập khẩu thủy sản Australia Norman Grant đánh giá thủy sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, có nguồn dinh dưỡng cao và đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế.
Phát biểu trước các khách mời, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Sydney, ông Mai Phước Dũng nêu bật những tiềm năng, thế mạnh của ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu các loại tôm và cá basa. Tổng Lãnh sự Mai Phước Dũng mong muốn thời gian tới thủy sản Việt Nam sẽ được biết đến nhiều hơn tại Australia, trong bối cảnh Australia phụ thuộc phần lớn vào thủy sản nhập khẩu.
Tuy nhiên, để tăng xuất khẩu vào thị trường Australia, ngành thủy sản Việt Nam cần lưu ý đẩy mạnh ba biện pháp, đó là: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại; tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm (một phần để chống lại một số thông tin không đúng sự thật về thủy sản Việt Nam).
Ông Nguyễn Văn Đời, nông dân nuôi cá tra ở ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, sau thời gian dài nằm ở mức dưới giá thành sản xuất, tuần qua giá cá tra đã tăng thêm 1.000 đồng một kg giúp nông dân nuôi cá vượt qua ngưỡng thua lỗ, bắt đầu có lời.
Hiện nay, cá tra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu loại I (thịt trắng, trọng lượng 700 - 850 gam một con) được các doanh nghiệp thu mua tại ao với giá 23.000 - 23.500 đồng một kg (trả tiền sau một tháng bắt cá), cá tra chất lượng kém được thu mua với giá thấp hơn 500 - 1.000 đồng một kg.
Theo nhiều nông dân nuôi cá tra ở huyện, đây là mức giá cá tra cao nhất từ đầu năm đến nay được thương lái thu mua. Trước đây gần 2 tháng, có một số thông tin giá cá tra ở một số địa phương thuộc các tỉnh lân cận đã vượt lên mức 24.000 - 24.500 đồng một kg, tuy nhiên, ở huyện chưa có hộ nuôi nào bán được với giá đó mà bán phổ biến ở mức 21.000 - 22.000 đồng một kg.
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, hiện nay, giá thành nuôi cá tra bao gồm các chi phí: con giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y, nhân công,... dao động từ 22.000 - 23.000 đồng (tùy kỹ thuật nuôi), sau khi trừ chi phí nông dân còn lãi 500 - 1.500 đồng một kg. Bình quân mỗi hecta nuôi cá tra ở địa phương này đạt năng suất khoảng 300 tấn một ha, do vậy nếu nông dân thu hoạch cá thời điểm này có thể có lợi nhuận 150 - 450 triệu đồng một ha.
Dù giá cá đã tăng trở lại, nhưng do giá dưới giá thành sản xuất một thời gian dài nên hiện nay gần như các hộ nuôi nhỏ lẻ không có cá để bán. Nguyên nhân là do thua lỗ trong những vụ nuôi trước nên hầu như nông dân nuôi cá thiếu vốn sản xuất. Quan trọng hơn là do giá cá bấp bênh, giá bán cá thấp hơn chi phí nuôi cá nên phần lớn diện tích nuôi cá của nông dân nuôi riêng lẻ phải bỏ ao hay nuôi cầm chừng. Do đó, hoạt động nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu diễn ra tại vùng nuôi cá nguyên liệu của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích ao nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 130 ha. Thời điểm này, diện tích thả nuôi cá tra của doanh nghiệp có nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu là 48,7 ha, chiếm 54,4% tổng diện tích cá tra thả nuôi toàn tỉnh; doanh nghiệp không có nhà máy chế biến là 7,6 ha, chiếm 8,5%; hộ gia đình là 27,7 ha, chiếm 31%; hợp tác xã là 5,5 ha, chiếm 6,1%.
0 nhận xét