21/02/2017
Đại gia Dầu khí nợ lương nhân viên gần một năm
Lãnh đạo công ty này cho biết chuyện nợ lương hiện nay là phổ biến, chứ không riêng gì đơn vị này.
Gần đây, những người lao động thuộc chi nhánh Thi công Cơ giới - Công ty cổ phần Thi công Cơ giới và Lắp máy Dầu Khí (PVC-ME) đã có đơn kiến nghị gửiVnExpress.net về việc công ty nợ lương từ nhiều tháng nay. can o to PVC-ME2 là đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt nam (PVC).
Những lao động tại đơn vị trực thuộc PVC cho biết đã bị nợ lương gần một năm nay.Ảnh: Hoàng Hà |
Chi nhánh Thi công cơ giới có tiền thân là Công ty cổ phần Vật liệu và Cơ giới PME2 (thuộc PVC-ME) được thành lập từ tháng 11/2011. Sau đó do làm ăn thua lỗ PVC đã có chủ trương giải thể PME2 vào tháng 9/2012. Tuy nhiên, suốt từ tháng 4/2012 đến khi giải thể, công ty nợ lương người lao động, đồng thời, họ cũng không được đóng bảo hiểm từ tháng 11/2011.
Sau khi PME2 giải thể thì PVC-ME thành lập chi nhánh mới vào ngày 4/10. Do đó, nhiều lao động thuộc PME2 được điều chuyển về đây. Tuy nhiên, tại chi nhánh mới, cán bộ công ty tiếp tục bị nợ lương từ tháng 12/2012 đến nay. Đồng thời, theo phản ánh, giám đốc chi nhánh cũng chỉ đạo sẽ không tham gia bảo hiểm cho người lao động kể từ khi thành lập.
"Chúng tôi đã nhiều lần gặp lãnh đạo công ty nhưng chỉ nhận được những lời hứa suông. Đến Tết Nguyên đán vừa qua, công ty chiếu cố thanh toán cho chúng tôi 2 tháng lương 4 và 5/2012. Sau đó, từ Tết đến giờ, cách đây vài ngày, họ tạm ứng cho khoảng nửa tháng lương", một cán bộ cho hay.
Liên hệ với ông Lê Minh Nhật, Phó giám đốc của PVC-ME, vị này cho biết, đã chuyển công tác. Tuy nhiên, theo khẳng định của người lao động và trên website của công ty, ông Nhật vẫn giữ chức Phó giám đốc.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVC-ME, ông Nguyễn Huy Hòa cân ô tô thừa nhận có tình trạng nợ lương người lao động tại đơn vị này. Tuy nhiên, theo ông Hòa "chuyện nợ lương bây giờ là phổ biến chứ đâu riêng chúng tôi".
Theo Chủ tịch công ty, việc nợ lương chỉ là một vài tháng chứ không đến gần một năm như người lao động phản ánh. Tình hình sẽ chỉ được giải quyết nếu công ty làm ăn khấm khá hơn. Ông Hòa cũng cho biết, về số tiền lương trước đây PME2 nợ người lao động, PVC-ME sẽ không có trách nhiệm trả. "Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm về lương của lao động từ khi làm việc ở chi nhánh mới", lãnh đạo này cho biết.
Tuy nhiên, một cán bộ tại chi nhánh Thi công cơ giới cho biết, khi PME2 giải thể, lãnh đạo PVC-ME tiếp nhận lao động về đơn vị mới đã ký giấy nhận nợ và cam kết thanh toán số tiền lương còn lại từ tháng 4/2012.
Về việc đóng bảo hiểm cho người lao động, ông Hòa cho biết, tình hình tài chính khó khăn, lãi suất cao khiến công ty kinh doanh không hiệu quả nên tiền thanh toán lương còn gặp khó. Do đó, việc không đóng bảo hiểm là khó tránh khỏi.
Theo thông tin từ Cục Quản lý Cạnh tranh, Malaysia vừa ra quyết định cuối cùng về vụ điều tra chống bán phá giá mặt hàng giấy có cán màng nhựa (giấy BOPP), xuất xứ Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc (bao gồm Đài Loan), Indonesia. Mức thuế chống phá giá cụ thể đối với sản phẩm Việt Nam là 2,59-12,37%, Thái Lan là 1,54-12,37%, Indonesia là 12,37% và Trung Quốc là 0-12,37%.
Thời hạn áp thuế áp trong vòng 5 năm, kể từ ngày 23/4/2013. Tuy nhiên, mức thuế chính thức đối với sản phẩm từ Việt Nam thấp hơn so với con số hơn 21% mà kết quả điều tra sơ bộ vài tháng trước đưa ra. Malaysia cho biết lý do áp thuế là các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bán phá giá vào thị trường nội địa gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước
Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội khẳng định: "Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cẩu mở thủ tục phá sản; các căn cứ đã chứng minh Công ty Cổ phần Sỹ Ngàn lâm vào tình trạng phá sản".
Dự án được tuyên bố mở bán từ năm 2011 với mức giá khởi điểm là 15 triệu đồng một m2. |
Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bố cáo cuối cùng được phát đi, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội. Trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn, chưa đến hạn, số nợ có đảm bảo và không có đảm bảo mà Công ty cổ phần Sỹ Ngàn phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các giấy tờ chứng minh khoản nợ đó.
Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 8/2/2010, Công ty cổ phần Sỹ Ngàn có vốn điều lệ 100 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Sỹ Ngàn là chủ đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn quốc tế 5 sao Ngọc Viên Islands tại Ba Vì. Dự án gồm tổ hợp resort, biệt thự nghỉ dưỡng và căn hộ dịch vụ có tổng diện tích gần 30 ha bao gồm 70 căn biệt thự cao cấp, 112 phòng khách sạn, khu nhà hàng, khu hội nghị, vui chơi giải trí. Dự án được tuyên bố mở bán từ năm 2011 với mức giá khởi điểm là 15 triệu đồng một m2.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp ngành xây dựng đang hoạt động là gần 56.000, tăng hơn 7.000 đơn vị so với năm trước. Tổng số doanh nghiệp có lãi là 37.197, trong khi năm 2011 con số này hơn 33.300. Số đơn vị kinh doanh thua lỗ là 17.000 doanh nghiệp, tăng hơn 2.000 so với năm 2011.
0 nhận xét