21/02/2017
Bách Việt xin giới thiệu cân bàn 300kg bán chạy nhất trong tháng 2
HOTLINE: 0983.809.807
CÔNG TY TNHH ĐO LƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ BÁCH VIỆT
E-mail: candientubachviet@gmail.com
Hotline: 0983.809.807
Trụ sở: Ngách 313/12, Đường Lĩnh Nam, Tổ 23 P. Vĩnh Hưng, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Nhà máy sản xuất: Thôn Duyên Linh, Xã DuyTân, Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương
Website: http://canoto88.com
Với ngành nghề chính của chúng tôi là:
- Các loại cân ô tô, cân bàn, cân điện tử
- Các loại cân đóng bao tự động, cân băng định lượng, trạm trộn bê tông
- Các loại Loadcell, đầu điều khiển, hộp nối, thiết bị điện, điện tử khác
- Tư vấn thiết kế, phần mềm, dịch vụ kỹ thuật, hệ thống thông tin và giám sát
- Tư vấn thiết kế, sản xuất các sản phẩm cơ khí
- Dịch vụ lắp đặt, bảo trì, sửa chữa cân điện tử và phần mềm các loại cân điện tử
- Tư vấn thiết kế, thi công trạm biến áp, hệ thống điện văn phòng - nhà máy
Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của TP HCM trong quý 1/2014 chiều 27/3, trả lời báo chí về thông tin Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM phát hiện tài liệu về lời khai 2,8 triệu USD đã được gửi cho các cơ quan ở Hà Nội để "bôi trơn" dự án đầu tư vào khu đô thị Sing - Việt ở TP HCM, ông Võ Văn Luận - Chánh văn phòng UBND TP cho biết, đây là vấn đề rất nhạy cảm, đúng sai thế nào cần có quá trình điều tra xác minh.
Ông Luận cũng cho hay, UBND TP HCM vừa nhận được kiến nghị của Toà Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM chuyển qua, yêu cầu cần làm rõ nghi vấn về phí "bôi trơn" này. "Lãnh đạo UBND thành phố cũng có chủ trương phải làm rõ vấn đề để lành mạnh hóa việc đầu tư. Hiện, Ban nội chính Trung ương đã vào cuộc điều tra về nghi vấn này", vị đại diện nói thêm.
Dự án Khu đô thị Sing - Việt. |
Theo kiến nghị của Toà Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM, với số vốn đầu tư lên đến hơn 300 triệu USD, dự án Khu đô thị Sing - Việt tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TP HCM) là khu liên hợp thể thao, khu liên hợp du lịch, thương mại và khu căn hộ để ở có diện tích hơn 331 ha. Năm 2007, UBND TP HCM giao cho Công ty Liên doanh đô thị Sing - Việt bao gồm các công ty Singapore cùng với Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Chánh làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, từ khi có giấy chứng nhận đầu tư đến nay, chưa có bất kỳ hoạt động đầu tư đáng kể nào.
Tiếp đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh rút khỏi liên doanh, chỉ còn 4 công ty nước ngoài. Gần cuối năm 2011, UBND TP HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ nhất, thay đổi dự án Công ty Liên doanh đô thị Sing - Việt thành Công ty TNHH Đô thị Sing - Việt (Sing Viet City LTD) với 100% vốn nước ngoài, tiếp tục được UBND TP HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Ngày 1/12/2011, UBND TP HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ hai thì người đại diện Công ty Sing - Việt bị đổi từ người Singapore sang người Malaysia. Công ty thành viên là ST.Martin’s Properties (viết tắt SMP, công ty Singapore) khởi kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP HCM cho rằng sự điều chỉnh này là bất hợp pháp vì không được sự đồng ý từ các công ty thành viên.
Phía các công ty đầu tư yêu cầu TAND TP HCM tuyên hủy các giấy chứng nhận đầu tư đã điều chỉnh; giữ nguyên tính hiệu lực của giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu; buộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP HCM liên đới bồi thường 300 triệu USD cho phía các công ty chủ đầu tư. Tuy nhiên, ngày 8/7/2013, TAND TP HCM xử sơ thẩm đã bác yêu cầu này. Phía nguyên đơn kháng cáo.
Trong phiên xử ngày 30/10/2013, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM nhận định vụ kiện xuất hiện chứng cứ quan trọng mới nhưng HĐXX không thể bổ sung được tại phiên tòa phúc thẩm nên hủy bản án sơ thẩm. Cùng với đó, toà kiến nghị UBND TP HCM buộc các bên liên quan phải giải trình về nghi vấn "bôi trơn" "các cơ quan ở Hà Nội" số tiền 2,8 triệu USD, nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra. Theo toà, việc này là cần thiết để thành phố có biện pháp quản lý đầu tư tốt hơn, nhằm tạo môi trường đầu tư trong sạch, hiệu quả và chống tham nhũng trong công tác đầu tư.
Chánh văn phòng UBND TP HCM cho biết thêm, thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư dự án khu đô thị Sing - Việt trước đây là của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau này mới phân cấp cho thành phố. "Tôi khẳng định là hiện nay thành phố đang muốn thu hút đầu tư nước ngoài nên thủ tục đổi giấy phép rất đơn giản không có gì phải bôi trơn. Thành phố cũng sẽ làm sáng tỏ vấn đề này để bảo vệ danh dự của thành phố", ông Luận nói.
Trước thông tin được các nhà đầu tư tiết lộ là họ phải "lót tay" ít nhất 1% của dự án cho các quan chức. Ông Luận khẳng định các thủ tục đầu tư của thành phố rất thông thoáng và minh bạch nên không có gì mà phải "bôi trơn". "Các doanh nghiệp chi 1% hay bao nhiêu tôi không biết, song tại UBND TP HCM là không có chuyện bôi trơn", người phát ngôn UBND TP HCM khẳng định.
Tỉnh Điện Biên vừa được cấp gần 1.300 tấn gạo để cứu đói giáp hạt và hỗ trợ các hộ dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La. UBND tỉnh Điện Biên được yêu cầu chuyển số gạo kịp thời đến cho nhân dân, nếu tiếp tục khó khăn thì báo Bộ Tài chính, Bộ Lao động để tiếp tục được hỗ trợ.
Người dân miền Trung nhận cứu trợ khi bão quanh năm tàn phá, liên tục lâm vào cảnh thiếu đói. Ảnh: Văn Chương. |
Trước đó, dịp cận Tết Nguyên đán, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhận được đề nghị hỗ trợ cứu đói của 11 tỉnh gồm Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong đó, Quảng Bình đề xuất xin 5.200 tấn gạo, Quảng Trị gần 4.300 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn. Chính phủ đã quyết định xuất 20.000 tấn gạo giúp người dân các tỉnh này.
Ngày 24/1, Thủ tướng cũng chỉ đạo đạo Bộ Tài chính xuất cấp gần 5.500 tấn gạo cứu đói 6 địa phương gồm Sơn La, Hà Nam, Đắk Lắk, Ninh Bình, Kon Tum, Thanh Hóa.
Năm ngoái, 23 tỉnh đã được cấp hơn 51.000 tấn gạo khắc phục thiếu đói do thiên tai, giáp hạt và 70 bộ nhà bạt cứu sinh được sử dụng cho người dân vùng thiên tai.
0 nhận xét